Láng giềng Việt Nam dùng công nghệ lõi xây hầm chứa ‘kho báu’ lớn chưa từng thấy, hoạt động 50 năm không cần bảo trì
Hầm dữ trữ kho báu khoáng sản dầu dưới lòng đất lớn nhất tại Trung Quốc được xây dựng ở tỉnh Chiết Giang vào ngày 9/12.
- 12-12-2023Mở rộng dịch vụ thu phí không dừng tại các cảng hàng không
- 12-12-2023Khi AI mang đến tình yêu, trở thành cầu nối se duyên
- 12-12-2023Từ 4 đến 1.600 nhà thuốc, dự kiến doanh thu năm 2023 sẽ đạt 15.000 tỷ đồng: Đâu là “đũa thần” của FPT Long Châu?
Dự án xây hầm chứa kho báu khoáng sản dầu nằm ở thành phố Ninh Ba, bao gồm các hang động chứa kho báu khoáng sản dầu thô dưới lòng đất với tổng thể tích 3 triệu m3, và cơ sở trên mặt đất để hỗ trợ hoạt động và vận chuyển. Công trình này được xây dựng nhằm thúc đẩy lưu trữ nhanh, xử lý và luân chuyển dầu thô nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung cấp dầu khí.
Để xây dựng được hầm dự trữ kho báu khoáng sản, đầu tiên Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ in 3D bằng robot. Hiện nay, robot của Trung Quốc đã quen với việc in 3D các đường hầm trong không gian dưới lòng đất và công nghệ đo mặt đất kỹ thuật số được sử dụng để tạo cơ sở dữ liệu mới và tạo ra các mô hình kỹ thuật số, tức là đường hầm được xây trước và hố đào sau.
Phương pháp mới này giúp việc xây dựng đường hầm nhanh hơn, rẻ hơn, an toàn hơn và thân thiện với môi trường hơn. Đồng thời, công nghệ mới có rủi ro dự án thấp hơn so với các phương pháp xây dựng đường hầm truyền thống.
Sau đó, Trung Quốc sử dụng một số robot khoan tự động, được sử dụng để khoan vào đá và đất, tạo thành đường viền của đường hầm. Những robot tự động này có thể di chuyển bên trong lỗ khoan với độ chính xác cực cao, sử dụng công nghệ liên kết với nhau để tạo ra lớp vỏ kết cấu của đường hầm.
Sau khi đất và đá bên trong lớp vỏ bị phá hủy, phần hư hỏng được loại bỏ bằng máy xúc điều khiển từ xa và các lớp bê tông liên tiếp được phun lên lớp vỏ. Cùng với đó, các ống khoan thứ cấp được sử dụng để trang bị công nghệ giám sát nhằm cải thiện khả năng bảo trì lâu dài và an toàn của đường hầm.
Ở giai đoạn cuối, cần phải bố trí lớp lót đường hầm và vị trí cảm biến để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lâu dài tình trạng đường hầm và bảo trì phòng ngừa. Sau khi các máy đào hoàn thành nhiệm vụ, các máy móc khác, chẳng hạn như robot rải bê tông hoặc máy tạo khuôn trượt, có thể đi qua đường hầm để lắp đặt loại lớp lót thứ cấp đáp ứng nhu cầu của đường hầm.
Vì bản kỹ thuật số của đường hầm đã được tạo nên quá trình phân phối dự án sau khi hoàn thành sẽ được sắp xếp hợp lý. Các dữ liệu khác nhau được thu thập trong quá trình xây dựng tạo thành cơ sở dữ liệu dự án thực tế nhất, tạo cơ sở cho việc bảo trì và quản lý tài sản trong tương lai.
Theo đó, hệ thống tiên tiến và thiết thực này được sử dụng giúp cho việc xây dựng trong không gian ngầm trở nên thuận tiện hơn, an toàn hơn, chi phí thấp hơn và bền vững hơn.
Đỗi với dự án hầm dự trữ kho báu khoáng sản dầu dưới lòng đất lớn nhất tại Chiết Giang, các kỹ sư sẽ sử dụng công nghệ để đào hang động từ tầng đá rắn để chứa dầu và sử dụng áp suất mực nước ngầm ổn định để tạo thành van chống thấm, cung cấp độ an toàn cao và khả năng thất thoát thấp.
Theo ông Wu Guangzeng, tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật hóa dầu của CNOOC, thông qua ứng dụng những công nghệ cốt lõi như thử nghiệm lưu trữ trong điều kiện đầy đủ, hầm lưu trữ dầu có thể hoạt động trong 50 năm mà không cần bảo trì.
Dự án dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2026. Công trình sẽ mang lại nguồn dầu thô ổn định cho miền đông Trung Quốc và dọc sông Trường Giang, giúp xử lý tình huống khẩn cấp về năng lượng, thúc đẩy cân bằng về cung cầu dầu mỏ ở địa phương.
Hiện nay, các kho chứa dầu thương mại của Trung Quốc chủ yếu bao gồm bể lưu trữ trên mặt đất và hang động niêm phong bằng nước ngầm. So với bể chứa trên mặt đất, phương án sau cho phép chi phí xây dựng và vận hành giảm lần lượt khoảng 20% và 50%. Điều này cũng ưu việt hơn về mặt bảo vệ môi trường, tiết kiệm khoảng 63,3 ha đất trên cùng quy mô, đồng thời giải quyết vấn đề thất thoát dầu do bay hơi.