Lấy mướp đắng ngâm nước nóng uống buổi sáng, 5 lợi ích này sẽ "âm thầm" tìm đến bạn: Vừa hạ đường huyết, lại giảm cân, làm đẹp da
Một trong những cách tốt nhất để sử dụng mướp đắng đó là ngâm với nước nóng uống buổi sáng.
- 01-02-2022Đầu năm ăn mướp đắng mong "khổ qua'' và bảo dưỡng cơ thể nhưng có 3 nhóm người tốt nhất không nên dùng kẻo gây hại sức khỏe
- 10-12-2021Nhiều người tin rằng mướp đắng giúp điều hòa đường huyết nhưng sự thật không phải vậy: Chuyên gia chỉ rõ tác dụng hạ đường huyết là ít, 3 tác dụng này mới có thật
- 23-09-2021Khóc dở cười dở trước 1001 cách đặt biển số xe của người Việt tại Mỹ - Có người rất yêu trái mướp đắng?
Mướp đắng quả là thực phẩm kỳ lạ, hiếm có loại thức ăn nào có hình thù xù xì, xấu xí, mang vị đăng đắng mà lại được lòng người ăn đến vậy.
Bằng nhiều cách khác nhau, người Việt có thể chế biến mướp đắng thành các món ăn ngon lành, giúp thanh nhiệt, giải độc. Hơn thế, các dinh dưỡng trong quả mướp đắng cũng rất tốt trong việc chữa các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, kháng ung thư…
Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.
Một trong những cách tốt nhất để sử dụng mướp đắng đó là ngâm với nước nóng uống buổi sáng.
Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt...
Cách làm nước mướp đắng phơi khô như sau:
- Đầu tiên, bạn rửa sạch mướp đắng, bỏ phần thịt bên trong rồi thái thành từng lát mỏng.
- Sau đó đun sôi một nồi nước, khi nước sôi thì cho mướp đắng đã thái mỏng vào, chần sơ rồi vớt ra xả nước lạnh.
- Sau đó, đem phơi nắng cho khô, sau khoảng hai ngày phơi khô thì dùng dây buộc lại, treo lên cao thêm vài ngày cho khô hẳn. Hoặc có thể cho vào chảo để rang khô.
- Mướp đắng khô bảo quản trong hộp kín. Bạn cũng có thể làm khô mướp đắng mà không cần chần qua, có thể thử cả 2 cách để khám phá sự khác nhau trong hương vị của chúng.
- Khi dùng chỉ cần cho vài lát mướp đắng khô vào nước nóng. Chờ cho ngấm và đợi nước nguội bớt rồi thưởng thức.
Uống nước mướp đắng mỗi sáng, 5 lợi ích này sẽ "âm thầm" tìm đến bạn
1. Bổ gan, lợi tiểu
Mướp đắng sau khi phơi khô thì thành phần dinh dưỡng vẫn không thay đổi nhiều. Nước mướp đắng phơi khô có tác dụng nhất định trong việc giảm huyết áp cao, giảm mỡ máu cao và giảm đường huyết.
Đồng thời, thức uống này còn có tác dụng bảo vệ gan, lá lách và dạ dày, thận rất tốt.
2. Thúc đẩy cảm giác thèm ăn
Nếu ăn mướp đắng tươi bạn có cảm giác rất đắng và khó nuốt. Bạn có thể sắc nước mướp đắng, như vậy vị đắng sẽ giảm đi rất nhiều mà giá trị dinh dưỡng vẫn không thay đổi.
Thường xuyên uống mướp đắng khô ngâm nước có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, làm ẩm ruột và nhuận tràng rất tốt.
3. Thanh nhiệt, giải nhiệt mùa hè
Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt nên đây là thức uống rất phù hợp để sử dụng trong mùa hè, giảm sự bức bối, khó chịu trong cơ thể. Hơn nữa, mướp đắng rất giàu vitamin C, rất hữu ích cho việc loại bỏ mệt mỏi trong cơ thể con người.
4. Hạ đường huyết
Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Do đó, uống nước mướp đắng phơi khô có tác dụng hạ đường huyết trong cơ thể rất tốt. Hỗ trợ người tiểu đường trong quá trình điều trị bệnh.
5. Làm đẹp da
Những lát mướp đắng rất giàu vitamin C. Uống nước mướp đắng mỗi ngày có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm đẹp da. Nó có tác dụng rất tốt trong việc duy trì độ đàn hồi của da, làm căng da và làm cho làn da trở nên tươi tắn hơn. Ngoài ra, nước mướp đắng phơi khô cũng có tác dụng làm lành vết thương nhất định, đối với những người bị mụn trên mặt thì việc uống những lát mướp đắng ngâm nước cũng có tác dụng rất tốt.
Những ai không nên uống nước mướp đắng?
Dù mướp đắng có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên sử dụng.
- Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Nếu lạm dụng mướp đắng có thể khiến chúng ta bị tiêu chảy, mắc các vấn đề về dạ dày. Người đang mắc bệnh tiêu hóa thì không nên tiêu thụ mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra, nếu sản phụ ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
- Người huyết áp thấp
Theo các chuyên gia, trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến những người có tiền sử huyết áp thấp tái phát bệnh.
- Người mới phẫu thuật
Việc tiêu thụ mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật xong sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng dùng trà mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.
- Người đang dùng thuốc hạ đường huyết
Nước mướp đắng giúp hạ đường huyết vì thế không nên dùng cho người đang uống thuốc hạ thấp lượng đường kẻo gây tác dụng phụ.
Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc tiêu thụ mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn mức bình thường. Bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để đảm bảo sức khỏe.
Nhịp Sống Việt