'Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn'
Đề cập tới công tác giám sát năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát bổ sung, chỉnh lý hoặc sửa đổi, trong đó nghiên cứu đánh giá công tác giữa nhiệm kỳ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội; đánh giá lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
- 07-02-2023Áp lực từ lá phiếu tín nhiệm: Tạo động lực để cán bộ phấn đấu
- 21-12-2022Bí thư Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt lấy phiếu tín nhiệm cán bộ
- 26-09-2022Năm 2023, lấy phiếu tín nhiệm nhân sự Quốc hội bầu, phê chuẩn
Đôn đốc tiến độ lấy ý kiến Nhân dân với Luật Đất đai (sửa đổi)
Sáng 7/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp giao ban của lãnh đạo Quốc hội với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, nhằm đánh giá kết quả tháng 1, đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2/2023.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại cuộc họp. Đánh giá về công tác tháng 1, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội đã tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ 3, giải quyết được nhiều công việc quan trọng.
Trong đó, đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về các nhóm vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách; Quốc hội cũng tiến hành công tác nhân sự dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình... được đại biểu, cử tri, Nhân dân đánh giá cao.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: QH).
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, có được kết quả này có sự cố gắng lớn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị kỹ lưỡng, trách nhiệm; có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra các nội dung trình Quốc hội cho ý kiến.
Đối với nhiệm vụ công tác tháng 2, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đa số ý kiến tại cuộc họp đồng tình với nhiệm vụ, trọng tâm là phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tuần tới; đề nghị cơ quan của Quốc hội bám sát nội dung phiên họp, đôn đốc cơ quan thực hiện tốt các nội dung của Phiên họp.
Nêu định hướng các nhiệm vụ của quý I và cả năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Chương trình pháp luật năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5.
Về Dự án Luật đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội lưu ý bám sát tinh thần Nghị quyết 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc lấy ý kiến Nhân dân, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thường kỳ tháng 3, trường hợp không kịp tiến độ sẽ tổ chức phiên họp riêng về vấn đề này, không để kéo dài đến tháng 4.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội gửi văn bản đến Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đôn đốc tiến độ triển khai lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng thông tin tuyên truyền về nội dung này.
Đánh giá lấy phiếu tín nhiệm các chức danh
Về công tác giám sát, chương trình giám sát năm 2023 đã được ban hành, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát bổ sung, chỉnh lý hoặc sửa đổi. Trong đó, nghiên cứu đánh giá công tác giữa nhiệm kỳ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội; đánh giá lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Đồng thời, cần đánh giá giữa nhiệm kỳ các nghị quyết của Quốc hội liên quan đến tái cơ cấu kinh tế; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; triển khai 4 chương trình giám sát chuyên đề năm 2023 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thường xuyên tăng cường giám sát tình hình kinh tế vĩ mô và các loại thị trường như: Tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu lựa chọn những vấn đề thiết thực, sát với cuộc sống, những vấn đề nhức nhối, đang nổi lên hiện nay để tổ chức giải trình, chất vấn, như: vấn đề đăng kiểm, khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp…
“Nội dung nào cũng quan trọng nhưng vấn đề nào chưa cấp bách thì để lại sau; những vấn đề phát sinh mới phải có các giải pháp mới”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Lãnh đạo Quốc hội cũng đề nghị, công tác chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3 cần khởi động ngay từ bây giờ. Việc thông tin sớm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 đã được Chính phủ, đại biểu Quốc hội, người dân hoan nghênh, để cùng nhau làm sáng tỏ, giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra; cách làm này cần tiếp tục duy trì thực hiện trong thời gian tới.
Về chuẩn bị chuyên đề giám sát trong năm 2024, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nghiên cứu kỹ theo hướng lựa chọn chuyên đề giám sát việc thực hiện các nghị quyết về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, các dự án trọng điểm quốc gia, các nghị quyết Trung ương, nghị quyết của Quốc hội; rà soát việc thực hiện công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật; Rà soát vấn đề đầu tư công… trình Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp thứ 5…
Tiền phong