Lo gánh nặng cho doanh nghiệp, 14 hiệp hội kiến nghị về phí tái chế bao bì sản phẩm
Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cùng 13 hội, hiệp hội khác vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc góp ý dự thảo định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ.
- 10-05-2023Hiệp hội taxi lên tiếng về hoạt động của Grab tại Đà Nẵng
- 24-04-2023Hiệp hội Bảo hiểm: "Đang bị khủng hoảng lớn về niềm tin, hoa hồng 40-50% là có, ngày càng nhiều Đại lý có bằng đại học”
- 11-10-2022Hiệp hội Sữa xin nhập khẩu đường, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam nói không thiếu đường
Theo đó, các hội, hiệp hội cho rằng, phí tái chế có nhiều định mức cao bất hợp lý, do chưa trừ đi giá trị sản phẩm thu hồi được theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn. Các hội, hiệp hội đề xuất áp dụng hệ số 0 cho các vật liệu có giá trị khi thu hồi cao hơn chi phí tái chế như: Bao bì giấy, bao bì nhựa cứng, bao bì kim loại, thiết bị điện - điện tử và phương tiện giao thông.
Kiến nghị cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức. Kiến nghị thay đổi cách nộp từ tạm ứng trước vào đầu năm sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm, để vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn cho doanh nghiệp.
Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho rằng: Trong dự thảo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường có điểm chưa hợp lý là mục đích sử dụng khoản tài chính được đóng góp từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, quy định về văn phòng quản lý quỹ trên cũng chưa bám sát Nghị định 08/2022 của Chính phủ.
Bà Chi nói: "Văn phòng của quỹ này hiện nhiều quyền hạn quá, mà quyền hạn đó có phù hợp theo các thông tư, nghị định hay chưa thì cũng cần làm rõ".
VOV