Loại cá nhiều dưỡng chất nhưng nhiều người sợ “ngậm” thủy ngân, thực hư ra sao?
Cá biển là loại cá có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về nguy cơ cá biển nhiễm thủy ngân nên không dám ăn.
- 21-09-2024Loại cá nước ngọt ít xương dăm, giàu dinh dưỡng bậc nhất lại ngừa ung thư: Việt Nam rất sẵn
- 18-09-2024Loại cá nước ngọt ít xương, dinh dưỡng cao, tốt cho tim mạch, lại ngừa ung thư, biển Việt Nam rất sẵn
- 07-09-20243 loại cá gây ung thư bậc nhất được WHO cảnh báo: Là "bể chứa" chất gây ung thư, nhiều người không biết vẫn ăn hàng ngày
Nội dung chính:
- Vì sao cá biển có nguy cơ nhiễm thủy ngân?
- Phòng ngừa nhiễm độc thủy ngân khi ăn cá biển.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm, cá có rất nhiều loại, từ cá biển, cá sông đến cá nước lợ. Mỗi loài cá đều có giá trị dinh dưỡng nhất định và có lợi cho sức khỏe con người khi ăn đúng cách.
Cá là nguồn cung cấp protein, dưỡng chất giúp tăng trưởng và duy trì các mô của cơ thể. Cá còn là nguồn cung cấp axit béo omega 3, vitamin D… tác dụng giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Vì sao cá biển có nguy cơ nhiễm thủy ngân?
Hiện nay, rất nhiều người lo ngại cá biển có nguy cơ “ngậm thủy ngân" nên không dám ăn. Liên quan đến vấn đề này, PGS Thịnh nêu quan điểm: Không thể nói tất cả các loại cá biển đều có thủy ngân, chỉ những vùng môi trường ô nhiễm thì nguy cơ cá nhiễm thủy ngân cao hơn.
“Về mặt an toàn thì cá biển an toàn hơn cá sông, cá đồng. Xét về mặt dinh dưỡng cá biển cũng tốt hơn cá đồng. Tuy nhiên, môi trường nguồn nước ô nhiễm thì cả cá sông, cá đồng, cá biển đều không còn an toàn nữa”, PGS Thịnh giải thích.
“Sông ngòi ô nhiễm đổ ra biển khiến cho cá biển nhiễm độc rất nhiều. Khi việc ô nhiễm môi trường luôn trong trạng thái đáng báo động, lượng thủy ngân trong nước đặc biệt tăng cao, kéo theo các loại cá sinh sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệc các loại cá gần bờ có nguy cơ nhiễm độc tố sẽ cao".
"Nước, rác thải khi đổ ra biển thường lắng ở bùn, do đó các loại cá ở tầng đáy sẽ có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao hơn. Tuy nhiên, một số loại cá ở tầng nổi cũng có nguy cơ nhiễm thủy ngân như cá thu là do nhiễm độc theo chuỗi thức ăn (cá lớn nuốt cá bé)”.
PGS Thịnh cho biết thủy ngân thuộc nhóm kim loại nặng, được tìm thấy trong tự nhiên như trong môi trường không khí, nước và đất. Kim loại này được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau như đốt than, hiện tượng phun trào núi lửa, chất thải công nghiệp, chất thải dân sinh...
Thủy ngân là kim loại nặng cực kỳ độc hại khi tiêu thụ vào cơ thể. Khi con người ăn phải những loại cá chứa thủy ngân ở mức vượt quá ngưỡng cho phép thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo thời gian, thủy ngân sẽ gây ra độc tính rất cao, làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý về não và gan, Alzheimer, Parkinson, trầm cảm...
Tuy nhiên, nếu biết ăn đúng cách thì cá biển vẫn đem lại nhiều giá trị cho sức khỏe.
“Ví như tại Nhật Bản, người dân vẫn ăn cá sống và họ đều sống rất thọ. Do cá họ khai thác đều là cá ở vùng xa bờ, cá đảm bảo sạch. Bản thân cá biển nếu không chịu tác động của ô nhiễm môi trường thì an toàn và cực kỳ tốt cho sức khỏe”, PGS Thịnh phân tích.
Phòng ngừa nhiễm độc thủy ngân khi ăn cá biển
PGS Thịnh cho biết hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích để đưa ra vùng biển, loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân và các kim loại nặng khác. Đây là một tài liệu để người dân có thể tham khảo, vị chuyên gia nói.
“Tuy nhiên, cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm thủy ngân tốt nhất là không nên chỉ ăn 1 loại cá. Nên ăn đa dạng các loại cá, đa dạng thực phẩm để hạn chế việc tích lũy thủy ngân trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép”, PGS Thịnh cho hay.
Đời sống & pháp luật