Loài cây gỗ quý từ Indonesia giúp Việt Nam lên ngôi vương của thế giới: Nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 180.000 ha, thu về gần 200 triệu USD kể từ đầu năm
Mặt hàng này của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- 25-10-2024Loại củ Việt Nam có rất nhiều nhưng lại hiếm có khó tìm trên thế giới: Thu về gần 45 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ liên tục săn lùng
- 24-10-2024Loại cây gỗ lấy hoa nghìn tỷ đưa Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Thu gần 50 triệu USD từ đầu năm, Ấn Độ có bao nhiêu mua bấy nhiêu
- 23-10-2024Một loại gia vị đắt thứ 3 thế giới nhưng Việt Nam có rất nhiều: Trồng trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Hà Lan đua nhau săn lùng
Một loại cây gỗ lấy vỏ đang mang lại cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm là cây quế. Đây là một loại cây thân gỗ, dễ chăm sóc và diện tích trồng quế của Việt Nam lên tới 180.000 ha tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 – 80.000 tấn/năm. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022.
Tuy nhiên bên cạnh sản lượng trồng trong nước, Việt Nam còn nhập khẩu một lượng quế từ các nước láng giềng để phục vụ xuất khẩu, trong đó nổi bật là từ Indonesia và Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 216 tấn quế với trị giá đạt 0,5 triệu USD, giảm 14,6% so với tháng trước. Indonesia là nhà cung cấp quế chủ yếu cho Việt Nam trong tháng với 107 tấn, chiếm gần 50% thị phần.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm nhập khẩu quế về Việt Nam đạt 3.448 tấn với kim ngạch đạt 8,3 triệu USD, giảm 74% về lượng và giảm 76% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại ở chiều xuất khẩu, sau 9 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 69.350 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 194,2 triệu USD, tăng 2,7% về lượng nhưng giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu là Prosi Thăng Long với 9.999 tấn, chiếm 14,4% thị phần.
Năm 2023, sản lượng quế xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 34,4% thị phần xuất khẩu trên thế giới với các thị trường tiêu thụ chính như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Hoa Kỳ… Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 90.000 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 260 triệu USD, tăng 14,6% về sản lượng nhưng giảm 10,7% về giá trị so với năm 2022.
Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cho biết, tiềm năng của vùng nguyên liệu quế của nước ta rất lớn bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai và một số nơi như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam…Nhu cầu về gia vị của thế giới vẫn ở mức cao, không chỉ trong ngành thực phẩm mà còn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Việt Nam đã có hàng chục công ty đầu tư dây chuyền chế biến quế hiện đại, cho ra sản phẩm quế xay, quế bột để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Ngoài ra, với 16 hiệp định FTA mà Việt Nam đang tham gia, có nhiều hiệp định tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTTP, CREP đã giúp Việt Nam có lợi thế hơn so với một số nước khác về thuế. Đây là điều kiện, thời cơ hết sức thuận lợi để các sản phẩm quế của Việt Nam ngày càng tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, quế Việt Nam đã xuất khẩu đến gần 100 quốc gia trên thế giới, chiếm 95% thị phần tại thị trường Ấn Độ, 36,5% tại thị trường Hoa Kỳ và 35% thị trường châu Âu. Các sản phẩm quế nước ta đã chiếm lĩnh hầu hết tại các thị trường lớn trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ xuất khẩu quế đã qua chế biến mới chỉ chiếm 18,6%, đạt 18.659 tấn, trong đó 70% xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tỷ lệ xuất khẩu sang châu Âu chỉ chiếm 12%.
Do đó trong tương lai, ngành quế Việt Nam cần tiếp tục cải thiện chất lượng sau thu hoạch và chế biến để gia tăng xuất khẩu vào các thị trường khó tính châu Âu, Hoa kỳ…
Nhịp sống thị trường