Loại cây người Việt thường chỉ dùng pha trà hóa ra là thuốc quý bổ gan, tốt cho huyết áp
Loại cây này được trồng nhiều ở Đà Lạt, thường được dùng để pha trà, có hương vị thơm ngon, dịu ngọt đặc trưng.
- 21-04-2022Loại cây người Việt chỉ coi là rau thực ra là thuốc bổ giúp sạch máu, giảm cholesterol xấu
- 15-04-2022Kỹ sư 8X tâm huyết với trứng gà "độc lạ" và loại cây từng "vứt đi bò chẳng thèm ăn": Gà ở đây được nghe nhạc, ăn giống cây dược liệu rất tốt cho gan
- 13-04-20225 loại cây được NASA khuyên trồng trong nhà, vừa giúp lọc khí vừa mang lại may mắn cho gia chủ
Cây atisô là một loại cây được trồng nhiều ở Đà Lạt nước ta, có tên khoa học là Cynara cardunculus var. Scolymus.
Cây atisô có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Từ nhiều thế kỷ qua, loại cây này đã được sử dụng trên khắp thế giới cho các mục đích y học.
Tại Việt Nam, atisô thường được sử dụng dưới dạng trà hoặc nấu trong các món canh. Loại cây này nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cây atisô có tên khoa học là Cynara cardunculus var. Scolymus.
Lợi ích của atisô
1. Giàu dinh dưỡng
Atisô chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một bông atisô sống (chưa nấu), cỡ trung bình (128 gram) chứa:
- Carb: 13,5 gram
- Chất xơ: 6,9 gram
- Chất đạm: 4,2 gram
- Chất béo: 0,2 gram
- Vitamin C: 25% RDI (lượng khuyến nghị hằng ngày)
- Vitamin K: 24% RDI
- Thiamine: 6% RDI
- Riboflavin: 5% RDI
- Niacin: 7% RDI
- Vitamin B6: 11% RDI
- Folate: 22% RDI
- Sắt: 9% RDI
- Magiê: 19% RDI
- Phốt pho: 12% RDI
- Kali: 14% RDI
- Canxi: 6% RDI
- Kẽm: 6% RDI
Atisô ít chất béo nhưng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, atisô cũng đặc biệt giàu folate và vitamin C và K, cung cấp các khoáng chất quan trọng như magiê, phốt pho, kali và sắt.
Một bông atisô trung bình chứa gần 7 gram chất xơ, chiếm 23–28% lượng khuyến nghị hằng ngày (RDI). Chưa hết, bông atisô chỉ chứa 60 calo và khoảng 4 gram protein. Đây là mức protein cao hơn mức trung bình của các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Đặc biệt, atisô là một trong các loại rau giàu chất chống oxy hóa nhất.
Atisô ít chất béo nhưng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
2. Có thể làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể gây đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, chướng bụng, táo bón và đầy hơi.
Trong một nghiên cứu ở những người bị IBS, tiêu thụ chiết xuất lá atisô hằng ngày trong sáu tuần giúp giảm bớt triệu chứng. Hơn nữa, 96% người tham gia đánh giá chiết xuất này có hiệu quả ngang bằng - nếu không muốn nói là tốt hơn - các phương pháp điều trị IBS khác, chẳng hạn như thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng.
Một nghiên cứu khác ở 208 người bị IBS đã phát hiện ra rằng 1-2 viên chiết xuất từ lá atisô tiêu thụ hàng ngày trong hai tháng làm giảm 26% triệu chứng và cải thiện 20% chất lượng cuộc sống.
Chiết xuất atisô có thể làm giảm các triệu chứng theo một số cách.
Một số hợp chất trong atisô có đặc tính chống co thắt. Điều này có nghĩa là chúng có thể giúp ngăn chặn tình trạng co thắt cơ thường gặp trong IBS, cân bằng vi khuẩn đường ruột và giảm viêm.
Trong khi chiết xuất atisô có vẻ đầy hứa hẹn trong việc điều trị các triệu chứng IBS, thì vẫn cần các nghiên cứu lớn hơn trên người để có thể đưa ra kết luận.
Atisô được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng.
3. Có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Atisô là một nguồn chất xơ tuyệt vời, có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ruột, giảm táo bón và tiêu chảy.
Atisô chứa inulin, một loại chất xơ hoạt động như một prebiotic.
Trong một nghiên cứu, 12 người trưởng thành được tiêu thụ chiết xuất atisô mỗi ngày trong ba tuần. Kết quả là họ có sự cải thiện đáng kể ở vi khuẩn đường ruột.
Chiết xuất atisô cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, chẳng hạn như đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng.
Một nghiên cứu ở 247 người bị khó tiêu phát hiện ra rằng tiêu thụ chiết xuất lá atisô hằng ngày trong sáu tuần làm giảm các triệu chứng như đầy hơi và căng tức bụng so với không dùng chiết xuất lá atisô.
Cynarin, một hợp chất tự nhiên có trong atisô, có thể tạo nên những tác động tích cực này bằng cách kích thích sản xuất mật, tăng tốc độ chuyển động của ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa một số chất béo.
Atisô là một nguồn chất xơ tuyệt vời, có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh
4. Có thể cải thiện sức khỏe gan
Chiết xuất lá atisô có thể bảo vệ gan khỏi tổn thương và thúc đẩy sự phát triển của các mô mới. Nó cũng làm tăng sản xuất mật, giúp loại bỏ các độc tố có hại khỏi gan.
Trong một nghiên cứu, những con chuột bị dùng thuốc quá liều được cho dùng chiết xuất atisô. Kết quả là gan của chúng ít tổn thương hơn, cơ thể chúng có mức độ chống oxy hóa cao hơn và chức năng gan tốt hơn so với những con chuột không dùng chiết xuất atisô.
Các nghiên cứu trên người cũng cho thấy tác dụng tích cực của atisô đối với sức khỏe của gan.
Ví dụ, một thử nghiệm ở 90 người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy tiêu thụ 600 mg chiết xuất atisô mỗi ngày trong hai tháng đã giúp cải thiện chức năng gan.
Trong một nghiên cứu khác ở người lớn béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, uống chiết xuất atisô hằng ngày trong hai tháng giúp giảm viêm gan và giảm lắng đọng chất béo so với không sử dụng chiết xuất atisô.
Các nhà khoa học cho rằng một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong atisô - cynarin và silymarin – phần nào tạo nên những tác động này.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định vai trò của chiết xuất atisô trong điều trị bệnh gan.
Atisô hấp cùng chanh.
5. Có thể làm giảm cholesterol 'xấu' và tăng cholesterol ‘tốt'
Chiết xuất lá atisô có thể có tác động tích cực đến mức cholesterol.
Một đánh giá thực hiện trên hơn 700 người cho thấy việc bổ sung chiết xuất lá atisô hằng ngày trong 5–13 tuần giúp giảm lượng cholesterol LDL ‘xấu’.
Một nghiên cứu ở 143 người trưởng thành có cholesterol cao cho thấy chiết xuất lá atisô được uống hàng ngày trong sáu tuần làm giảm 18,5% tổng lượng cholesterol và 22,9% cholesterol LDL ‘xấu’.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên động vật đã ghi nhận sự suy giảm 30% cholesterol LDL ‘xấu’ và giảm 22% chất béo trung tính sau khi tiêu thụ thường xuyên chiết xuất atisô.
Hơn nữa, thường xuyên tiêu thụ chiết xuất atisô có thể tăng cholesterol HDL ‘tốt’ ở người lớn có cholesterol cao.
Chiết xuất atisô ảnh hưởng đến cholesterol theo hai cách chính. Đầu tiên, atisô chứa luteolin, một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành cholesterol. Thứ hai, chiết xuất lá atisô thúc đẩy cơ thể xử lý cholesterol hiệu quả hơn, giúp giảm mức cholesterol tổng thể.
Chiết xuất lá atisô có thể có tác động tích cực đến mức cholesterol.
6. Có thể giúp điều hòa huyết áp
Chiết xuất atisô có thể hỗ trợ những người bị huyết áp cao.
Một nghiên cứu ở 98 người đàn ông bị huyết áp cao cho thấy tiêu thụ chiết xuất atisô hằng ngày trong 12 tuần làm giảm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu trung bình lần lượt là 2,76 và 2,85 mmHg.
Chưa rõ tại sao chiết xuất atisô có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật chỉ ra rằng chiết xuất atisô thúc đẩy enzym eNOS, có vai trò trong việc mở rộng mạch máu.
Ngoài ra, atisô là một nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp điều hòa huyết áp.
Tuy nhiên, cần lưu ý là chưa rõ liệu ăn atisô theo cách thông thường có mang lại những lợi ích tương tự hay không, vì chiết xuất atisô được sử dụng trong các nghiên cứu này có nồng độ cao.
Chiết xuất lá atisô có thể bảo vệ gan khỏi tổn thương và thúc đẩy sự phát triển của các mô mới.
7. Có thể giúp giảm đường huyết
Atisô và chiết xuất lá atisô có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu ở 39 người lớn thừa cân cho thấy rằng tiêu thụ chiết xuất đậu thận và atisô hàng ngày trong hai tháng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói so với không tiêu thụ.
Một nghiên cứu nhỏ khác chỉ ra rằng tiêu thụ atisô luộc trong bữa ăn làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin 30 phút sau khi ăn. Đáng chú ý, hiệu ứng này chỉ được thấy ở người lớn khỏe mạnh không mắc hội chứng chuyển hóa.
Vẫn chưa rõ tại sao atisô làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chiết xuất atisô đã được chứng minh là làm chậm hoạt động của alpha-glucosidase, một loại enzyme phân hủy tinh bột thành glucose, có khả năng ảnh hưởng đến đường huyết.
8. Có thể có tác dụng chống ung thư
Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy chiết xuất atisô làm giảm sự phát triển của ung thư.
Một số chất chống oxy hóa nhất định trong atisô - bao gồm rutin, quercetin, silymarin và axit gallic - được cho là nguyên nhân tạo nên những tác dụng chống ung thư này.
Ví dụ, silymarin giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư da trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.
Bất chấp những kết quả đầy hứa hẹn này, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này được thực hiện trên người. Do đó, các nhà khoa học cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác minh công dụng trên.
Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy chiết xuất atisô làm giảm sự phát triển của ung thư.
Cách thêm atisô vào chế độ ăn
Việc chế biến và nấu atiso không quá phức tạp như bạn tưởng tượng.
Atisô có thể được hấp, luộc, nướng, quay hoặc áp chảo. Bạn cũng có thể dùng atisô để nấu canh và các món hầm, thêm gia vị để tăng thêm hương vị.
Hấp là phương pháp nấu phổ biến nhất và thường mất 20–40 phút để hoàn thành, tùy thuộc vào kích cỡ. Ngoài ra, bạn có thể nướng atisô trong 40 phút ở nhiệt độ 177 ° C.
Atisô cũng có thể dùng để ăn riêng lẻ hoặc làm salad cùng các loại rau khác.
Kết luận
Atisô là một loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, ít carb có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại hầu hết chỉ sử dụng chiết xuất atisô cô đặc. Các nghiên cứu này cho thấy thường xuyên sử dụng chiết xuất atisô có thể ổn định mức cholesterol, huyết áp, đường huyết; hỗ trợ sức khỏe gan, cải thiện chứng khó tiêu.
(Nguồn: Healthline)
Tổ Quốc