Loại cây "quét sạch" mỡ máu, được người châu Phi dùng để trị bệnh tim: Ở Việt Nam vừa nhiều vừa rẻ
Đây là loại cây rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Công dụng của nó có thể khiến bạn bất ngờ.
- 04-11-2023Loại cây có tác dụng chiêu tài gọi lộc, mang may mắn đến cho sự nghiệp, được bày trên bàn thờ vì lý do đặc biệt này
- 02-11-2023Loại cây phơi khô rất sẵn ở Việt Nam là "khắc tinh" của ung thư", trào ngược axit dạ dày
- 30-10-20231 loại cây có tên gọi đọc “méo cả mồm”, giúp giải nhiệt, tiêu độc, trị dạ dày cực hiệu quả: Mọc hoang khắp vùng thôn quê Việt
Sả là một loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á và là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Thái Lan, Việt Nam… Hiện nay, sả còn được trồng ở châu Phi, Úc, Bắc và Nam Mỹ.
Điều đặc biệt là sả được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên cho các vấn đề về tiêu hóa, thần kinh và huyết áp cao, theo một bài viết được bác sĩ Ấn Độ Jabeen Begum bảo chứng.
Sả được cho là có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Từ xa xưa, sả đã được sử dụng như một "loại thuốc" giảm đau và hạ sốt. Loại cây này còn chứa citral, một hợp chất thực vật tự nhiên có tác dụng chống viêm.
Chiết xuất sả cũng được sử dụng để tạo mùi hương tươi mát trong nhiều loại xà phòng, nến, chất khử trùng và thuốc chống côn trùng.
Có nhiều cách để sử dụng sả, ví dụ như cho vào các món xào, hấp để tăng hương vị cho món ăn, đun sả với nước để pha trà... Bạn có thể mua sả ở khắp các chợ Việt với giá rẻ.
Dưới đây là những thông tin về giá trị của cây sả có thể khiến bạn bất ngờ.
1. Dinh dưỡng trong sả
Theo một bài viết trên chuyên trang y tế Web MD, 28 gram sả chứa:
- Calo: 30
- Chất đạm: 1 gram
- Chất béo: 0 gram
- Carbohydrate: 7 gram
- Chất xơ: 0 gram
- Đường: 0 gram
Ngoài ra, sả cũng chứa sắt, canxi và vitamin C. Sắt là thành phần thiết yếu của huyết sắc tố, một chất quan trọng giúp vận chuyển oxy từ phổi đến máu.
2. Công dụng của sả
Các nghiên cứu đã tìm thấy một số lợi ích sức khỏe tiềm năng của sả. Sả giàu flavonoid và hợp chất phenolic, có chứa chất chống oxy hóa. Loại cây này cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, chống oxy hóa.
Chống viêm
Sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Quercetin làm giảm viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh tim.
Giảm cholesterol
Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol.
Cholesterol cao có nghĩa là bạn có quá nhiều cholesterol trong máu. Quá nhiều cholesterol ‘xấu’ có thể làm tắc nghẽn động mạch, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Sả được sử dụng ở châu Phi như một phương pháp điều trị bệnh tim mạch vành. Một nghiên cứu đã cho chuột có mức cholesterol cao dùng chiết xuất sả trong 7 ngày. Kết quả là mức cholesterol ở những con chuột này đã giảm đáng kể.
Kháng nấm tại chỗ
Tinh dầu sả đã được chứng minh là có tác dụng kháng nấm và chống viêm khi bôi tại chỗ. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm việc bôi tinh dầu sả lên khu vực nhiễm nấm và viêm da ở chuột. Mặc dù sả hứa hẹn là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các tình trạng da nhưng cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định tác dụng này.
Hỗ trợ điều trị nhiễm E. Coli
Nhiễm vi khuẩn E. coli có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm phổi. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất sả làm giảm độc tính của vi khuẩn E. coli một cách hiệu quả và có thể giúp điều trị nhiễm khuẩn trong đường tiêu hóa.
3. Lưu ý khi dùng sả
Mặc dù sả có nhiều lợi ích nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sả để điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào.
Ngoài ra, tinh dầu sả khi bôi có thể gây kích ứng da với một số người. Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng sau khi thoa tinh dầu sả, bạn cũng có thể cần phải tránh dùng sả qua đường ăn uống.
(Theo Web MD)
Phụ nữ số
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"