Loại củ “nặng mùi” nhiều người sợ nhưng có tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả, Việt Nam bán đầy chợ
Chế độ ăn kém lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mỡ máu tích tụ. Tuy nhiên, cũng có một số loại thực phẩm có thể giúp giảm mỡ máu và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như tỏi.
- 27-07-2023Loại củ giá rẻ bèo nhưng lại là “vàng” sức khỏe được cả thế giới công nhận
- 09-07-2023Loại củ giúp bảo vệ tim mạch, ngừa ung thư nhưng lại hay bị "xa lánh" vì gây cay mắt, hôi miệng
- 06-07-2023“Lười” tập thể dục nhưng người Nhật sống thọ nhất thế giới nhờ “2 loại củ - 1 loại súp” dễ dàng mua ở chợ Việt
Lượng cholesterol cao (hay còn gọi là mỡ máu) tích tụ nhiều trong mạch máu có thể gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc đau tim và đột quỵ . Do đó, giữ cho lượng cholesterol của bạn ở mức thấp là cực kỳ quan trọng.
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cholesterol cao là chế độ ăn uống không khoa học, kém lành mạnh với nhiều thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên, cũng có những loại thực phẩm có thể giúp giảm mỡ máu và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như tỏi.
Tỏi là một loại cây thuộc họ Allium (hành tây). Tỏi mọc ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt Nam và là một nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn. Tỏi có mùi nồng và hương vị thơm ngon tuy nhiên một số người là khá sợ mùi nồng đặc trưng của tỏi.
Tỏi rất chứa rất ít calo và giàu dinh dưỡng chẳng hạn như: mangan; vitamin B6; vitamin C; selen; chất xơ,... cùng các chất chống oxy hóa. Do đó, tỏi có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
Tỏi giúp hạ mỡ máu
Bác sĩ Deborah Lee, giải thích với trang Express: “Tỏi có chứa allicin, một chất chống oxy hóa mạnh có đặc tính hạ mỡ máu. Tiêu thụ nửa hoặc một tép tỏi mỗi ngày có thể giúp giảm 10% cholesterol”.
Lợi ích hạ mỡ máu của tỏi cũng được các nghiên cứu chứng minh. Chuyên gia Lee cho biết: “Một phân tích tổng hợp dựa trên 14 nghiên cứu về các bệnh nhân bị tăng cholesterol máu. Người tham gia được yêu cầu sử dụng tỏi, dầu tỏi hoặc bột tỏi với định lượng từ 0,3-20 gam mỗi ngày, thời gian theo dõi kéo dài từ 4 tuần - 10 tháng. Kết quả chỉ ra rằng việc ăn tỏi thường xuyên làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, cholesterol “xấu” LDL và tăng cholesterol “tốt” HDL”.
“Các tác giả cho rằng tỏi có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu. Tỏi giúp ức chế enzym squalene monooxygenase và HMG-CoA, là những enzym cần thiết để tạo ra cholesterol, do đó có thể trực tiếp làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol.
Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng đặc hiệu đối với chức năng gan làm tăng tiết acid mật, hỗ trợ phân hủy và bài tiết cholesterol”.
Một số lợi ích khác của tỏi
- Tỏi giúp tăng miễn dịch, chống lại bệnh tật, bao gồm cả cảm lạnh thông thường: Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất trong tỏi có đặc tính kháng virus, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có thể giúp ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể.
- Các hoạt chất trong tỏi có thể giúp giảm huyết áp: Một nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2020 cho thấy bổ sung tỏi giúp giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Một đánh giá năm 2019 chỉ ra rằng allicin trong tỏi có thể hạn chế sản xuất angiotensin II, một loại hormone làm tăng huyết áp. Tỏi cũng có thể làm giãn các mạch máu, cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Tỏi chứa chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
Lưu ý khi dùng tỏi
Bác sĩ Lee cho biết: “Mặc dù tỏi an toàn với hầu hết mọi người nhưng nó có thể làm cản trở quá trình hấp thụ một số loại thuốc. Vì vậy nếu bạn dùng thuốc đặc trị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi thêm tỏi vào chế độ ăn”.
Ngoài ra, khi thêm tỏi vào chế độ ăn, mọi người nên băm nhuyễn hoặc đập dập tỏi để kích hoạt allin trong tỏi thành allicin (chất có lợi trong tỏi).
Nguồn: Express, Healthline
Phụ nữ số