Loại đồ uống bị đồn để qua đêm sẽ thành “thuốc độc", rút ngắn tuổi thọ: Sự thật không phải ai cũng biết
Thói quen tưởng chừng bình thường nhưng lại có ảnh hưởng cực lớn đối với cơ thể con người.
- 06-07-2023Đàn ông sau 60 tuổi vẫn làm được 5 việc này chứng tỏ thể lực tốt, sống thọ
- 05-07-20232 cụ bà thọ trên 100 tuổi nhưng vẫn minh mẫn, khỏe mạnh nhờ 4 thói quen đơn giản, ai cũng làm được
- 03-07-2023Sai lầm khi nấu ăn được chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo làm chậm quá trình trao đổi chất
- 03-07-2023Chuyên gia người Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ
- 03-07-2023Phát hiện mắc ung thư từ một nốt ruồi: Cách nhận biết tế bào ung thư hắc tố da
Nước để qua đêm có thực sự độc không?
Nước là nguồn gốc của sự sống, mọi sinh vật trên trái đất đều phải dựa vào nước để tồn tại. Con người có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể thiếu nước trong ba hôm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người.
Nhiều người cho rằng uống nước để qua đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bị ung thư, cơ sở để xuất hiện ý kiến này chủ yếu là các chất "nitrat và nitrit" có trong đó.
Nhưng thực tế điều này không hề đúng. Để sản xuất ra chất nitrosamine cần có môi trường và tiền chất thích hợp, các chất vi khuẩn trong nước sau khi đun sôi sẽ mất hoạt tính, hàm lượng nitrat ít hơn nên không có cơ sở để sản xuất lượng lớn chất nitrosamine.
Do đó, dù nước đun sôi để qua đêm cũng không làm thay đổi bản chất của nước, hàm lượng vi sinh vật có thể tăng lên nhưng không gây hại nhiều hơn cho cơ thể con người.
Mẹo uống nước để kéo dài tuổi thọ
Nhà nghiên cứu Buettner cho biết, ở tất cả các vùng Xanh, mọi người uống nước lọc trong bữa ăn của họ, không phải sữa hay loại nước pha chế nào khác. Theo giả thuyết của Buettner, "nước ở Vùng xanh cũng có thể sạch và tốt cho sức khỏe hơn những nơi khác".
Trên thực tế, những người sống lâu đều có chung 4 đặc điểm khi uống nước:
1. Bổ sung nước thường xuyên, không đợi khát rồi mới uống
Rất nhiều người đã nhận định sai lầm rằng chỉ khi nào khát mới nên uống nước. Nhưng sự thực thì không phải vậy. Khi bạn cảm thấy miệng khô và muốn uống thì lượng nước mất đi đã vượt quá trọng lượng cơ thể từ 1% - 4%. Ở giai đoạn này, không chỉ áp lực thẩm thấu của huyết tương tăng lên mà đồng thời da, khoang miệng đều bị khô, thậm chí lượng nước tiểu bị giảm, nhịp tim tăng cao và các vấn đề khác.
Ngoài ra, càng quan trọng hơn là, bổ sung nước không kịp thời còn gây ảnh hưởng đến các chức năng của thận. Khi đó, thận không thể sản xuất ra nước tiểu, chuyển hóa chất thải, dần dần không chỉ tạo ra sỏi thận mà còn dẫn đến rối loạn hệ tiêu hoá, cao huyết áp, bệnh thận mãn tính và các bệnh khác.
Vì vậy, khoa học khuyến cáo, không nên đợi khát mới uống, nên bổ sung lượng nước nhỏ nhiều lần trong ngày, mỗi lần duy trì khoảng 200ml nước.
2. Hạn chế uống nước quá nóng
Rất nhiều người cho rằng, "nóng" là linh hồn của thức ăn, chỉ khi uống trà nóng, trà nóng mới có thể thưởng thức hết hương vị của chúng. Nhưng không biết rằng, trên bề mặt của đường tiêu hóa có một lớp niêm mạc mỏng, khả năng chịu nhiệt độ của nó có hạn, thức ăn trên 65℃ sẽ gây bỏng nhẹ niêm mạc, lâu ngày sẽ gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và các vấn đề khác.
Thậm chí còn có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn đồ ăn nóng trong một thời gian dài là một trong những yếu tố gây ra ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Vì vậy, chúng ta nên tránh uống nước nóng, ăn thức ăn nóng, nhiệt độ nước thích hợp nhất là nước ấm khoảng 40℃.
3. Không uống nước quá nhanh
Rất nhiều người sau khi hoạt động xong có thói quen từ nơi có nhiệt độ cao đi vào trong phòng rồi uống một lượng nước lớn để giải tỏa cơn khát.
Tuy nhiên cách uống này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, ngoài ra còn dẫn đến hạ natri máu. Hơn nữa, khi uống nhiều nước một lúc, trung tâm cảm giác không thể phát tín hiệu trực tiếp, thêm vào đó bạn sẽ cảm thấy càng uống càng khát và có dấu hiệu bị khô miệng như trước đó.
Đồng thời, khi nước được máu hấp thụ, trong thời gian ngắn có thể khiến thể tích máu tăng cao, huyết áp thay đổi, áp lực bơm máu của tim tăng mạnh. Đối với những người mắc chứng bệnh "tam cao", điều này sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
4. Không dùng các loại đồ uống có đường, có gas thay nước lọc
Không ít các bạn trẻ thích uống các loại nước ngọt, nước giải khát mà không quan tâm đến nước đun sôi thông thường. Họ thậm chí cho rằng, nước cũng được chứa trong các loại đồ uống đó, vậy nên uống nó cũng coi như là bổ sung nước.
Thực tế thì không phải vậy, trong các đồ uống có chứa nhiều đường, đây không chỉ là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến béo phì, mà uống trong một thời gian dài sẽ gây ra các chứng bệnh "tam cao", tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận, các bệnh về tim mạch,…
Bên cạnh đó, rất nhiều người chưa hiểu biết về uống nước đúng cách, họ uống nước để qua đêm, nước sôi đun lại nhiều lần. Trong các loại nước này có chứa nitrit gây ung thư.
Để có một sức khỏe tốt, chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày theo khuyến nghị, linh hoạt tăng giảm theo thời tiết và tình trạng của bản thân để có được lợi ích tốt nhất cho cơ thể.
Theo Sohu, Aboluowang
Tổ quốc
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"