MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại lá tạo ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết, bổ tim mạch, chống ung thư: Việt Nam sẵn bán

15-03-2024 - 22:04 PM | Sống

Loại lá tạo ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết, bổ tim mạch, chống ung thư: Việt Nam sẵn bán

Loại lá này được chứng minh lợi ích sức khỏe với người mắc bệnh tiểu đường và béo phì, tác động tích cực đến tim mạch và làn da.

Cỏ ngọt là loại cây có nguồn gốc từ Paraguay và Brazil, được người Nam Mỹ sử dụng hàng nghìn năm để thay thế đường, pha trà yerba mate hoặc điều trị một số vấn đề về dạ dày, bỏng. Trong đó phần lá loại cây được sử dụng để làm chất làm ngọt tự nhiên, thường được gọi là đường cỏ ngọt.

Đường cỏ ngọt không chứa calo, có độ ngọt hơn 150-300 lần đường sucrose - loại đường đường tinh chế chủ yếu từ mía đường hoặc củ cải đường. Vậy nên chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ loại đường này là đủ để tạo ngọt cho đồ uống, món ăn hàng ngày.

Loại lá tạo ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết, bổ tim mạch, chống ung thư: Việt Nam sẵn bán- Ảnh 1.

Từ năm 1995, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận cỏ ngọt là chất làm ngọt tốt cho sức khỏe. Loại đường này hiện nay được bán khá phổ biến tại Việt Nam tuy nhiên vẫn chưa nhiều người thực sự biết đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cỏ ngọt đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Kiểm soát đường huyết

Theo Medical News Today, cỏ ngọt là một chất tạo ngọt gần như không có calo và carb. Loại đường này cũng đã được chứng mình là không làm tăng lượng đường trong máu nên hoàn toàn an toàn với những người mắc bệnh tiểu đường, giúp họ vẫn được cảm nhận vị ngọt mà không phải lo lắng về sức khỏe.

Một đánh giá từ 5 thử nghiệm khác nhau về chức năng của cỏ ngọt với lượng đường trong máu cũng đã cho ra kết quả rằng loại cỏ này không hề gây ảnh hưởng xấu đến chỉ số đường huyết. Còn trong 1 thử nghiệm, cỏ ngọt thậm chí còn có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và phản ứng glucagon sau bữa ăn của những bệnh nhân tiểu đường.

Chính vì vậy loại đường này an toàn với người mắc bệnh tiểu đường, lựa chọn lành mạnh thay thế các chất tạo ngọt gây tăng đường huyết khác. Chất làm ngọt không calo như cỏ ngọt cũng được các chuyên gia khuyên dùng cho những người mắc bệnh béo phì và tiền tiểu đường.

Loại lá tạo ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết, bổ tim mạch, chống ung thư: Việt Nam sẵn bán- Ảnh 2.

Tốt cho tim mạch

Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy cỏ ngọt có khả năng giúp hạ huyết áp. Theo đó, nó còn có thể có tác dụng bồi bổ tim mạch, giúp tim mạch hoạt động khỏe mạnh, từ đó kiểm soát hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim. Một nghiên cứu khác cũng đã tìm ra trong cỏ ngọt có chứa một số glycoside có tác dụng làm giãn mạch máu.

Ngoài ra chiết xuất từ lá có ngọt cũng được chứng minh cải thiện mức cholesterol, giảm chất béo trung tính và ngăn ngừa bệnh tim.

Ngừa nguy cơ ung thư tuyến tụy và ung thư vú

Trong có ngọt có chứa nhiều sterol và hợp chất chống oxy hóa, bao gồm cả kaempferol. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất này có thể làm giảm đến 23% nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy ở con người.

Khoa Sinh học Phân tử và Công nghệ Sinh học, Đại học Kalyani, Ấn Độ, đã tiến hành thí nghiệm xác định xem stevioside (hợp chất được tìm thấy trong cây cỏ ngọt) có hoạt tính chống ung thư hay không. Kết quả chỉ ra rằng stevioside là một chất cảm ứng mạnh với quá trình tiêu diệt tế bào ung thư và có tác động đầy hứa hẹn với việc phòng chống ung thư vú.

Giúp làn da khỏe mạnh

Tinh chất từ cỏ ngọt đã được xác định chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng kháng khuẩn, nên thường được áp dụng trong các liệu pháp chăm sóc da. Cùng với đó, cỏ ngọt còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp kiểm soát sự hình thành bã nhờn và mụn trứng cá, thay thế loại đường đơn gây viêm có hại cho da.

Loại lá tạo ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết, bổ tim mạch, chống ung thư: Việt Nam sẵn bán- Ảnh 3.

Lá cỏ ngọt pha nước cũng là thức uống có vị ngọt tự nhiên, tốt cho sức khoẻ

Lưu ý khi sử dụng cỏ ngọt

Mặc dù cỏ ngọt có nhiều tác dụng hữu ích, nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng nó. Việc sử dụng quá nhiều hoặc cơ thể không phản ứng tốt có thể gây ra các tác dụng phụ như đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt và đau cơ. Lượng đường được khuyến cáo tiêu thụ ở mức an toàn là 4mg/kg trọng lượng cơ thể. Người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại đường này.

Theo Healthline, DrAxe

Loại lá tạo ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết, bổ tim mạch, chống ung thư: Việt Nam sẵn bán- Ảnh 4.

Kim Linh

Trí thức trẻ

Trở lên trên