Loại mỡ này ẩn sâu trong cơ thể, không sờ nắn được nhưng lại có thể gây ra 5 mối nguy hiểm, bao gồm cả ung thư
Do gần với các cơ quan nội tạng mà mỡ bụng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm, điển hình là 5 mối nguy hiểm sau đây.
- 11-08-2021Đất nước Thụy Sĩ đẹp mê hồn với những khung hình nên thơ như cổ tích: Giấc mơ của biết bao tín đồ du lịch, một lần đặt chân đến cũng thỏa lòng
- 11-08-2021Những sai lầm khi uống nước vào buổi sáng có thể khiến người Việt hại gan, tổn thương thận, gây bệnh ung thư
- 05-08-2021Ăn thịt nướng có gây ung thư không? Bác sĩ BV Việt Đức chỉ ra một điều quan trọng để ăn ngon mà giảm tác hại đến sức khỏe
- 03-08-2021Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán được nguồn gốc của ung thư: Kỷ nguyên chẩn đoán và điều trị mới sẽ bắt đầu từ đây?
Mỡ nội tạng (hay còn gọi là mỡ bụng) là một thứ đe dọa sức khỏe của bạn một cách nghiêm trọng. Không như mỡ dưới da bạn có thể sờ nắn, cấu véo hay cảm nhận được, mỡ nội tạng là chất béo bao quanh các cơ quan sâu trong cơ thể như dạ dày, gan, tuyến tụy và ruột. Và cũng chính vì quá gần với các cơ quan quan trọng trong cơ thể mà mỡ nội tạng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.
Tại sao chất béo nội tạng lại nguy hiểm?
Chất béo tích trữ trong bụng dường như làm tăng sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể. Sự gần gũi của nó với các cơ quan quan trọng như tim và gan có thể lắng đọng những chất độc đó ở đó, gây ra những hậu quả nguy hiểm. Vậy mỡ nội tạng gây bệnh gì?
5 mối nguy hiểm do mỡ nội tạng gây ra
1. Gây bệnh tim
Tác giả chính của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation tháng 4 năm ngoái cho biết: "Các nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa mỡ bụng và hệ quả tim mạch, kết quả xác nhận rằng mỡ nội tạng là một mối nguy hại rõ ràng cho sức khỏe. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có mỡ nội tạng dư thừa có nguy cơ bị đau tim cao hơn ngay cả khi họ có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) bình thường".
Làm thế nào để giảm mỡ bụng và những rủi ro nó gây ra? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, tập thể dục 150 phút/tuần, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh hơn có thể làm giảm mỡ bụng ngay cả khi bạn không giảm cân.
2. Gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Theo Bệnh viện Cleveland Clinic, một trong những bệnh viện lớn nhất và có uy tín nhất tại Mỹ, chất béo nội tạng dư thừa làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng như bệnh gan nhiễm mỡ (do có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan).
Điều này ngăn cản cơ quan quan trọng này thực hiện các công việc quan trọng của nó là làm sạch cơ thể khỏi các chất độc và chuyển hóa chất béo, carbs mà bạn tiêu thụ. Nếu không được kiểm soát, bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và suy gan.
3. Tăng nguy cơ ung thư
Theo các số liệu từ Trung tâm Ung thư MD Anderson (là bệnh viện Ung thư tốt nhất thế giới hiện nay), mỡ bụng dư thừa có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Các loại ung thư này bao gồm:
- Ung thư đại trực tràng.
- Ung thư tuyến tụy.
- Ung thư vú (sau khi mãn kinh).
- Ung thư tử cung.
4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cũng theo các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, quá nhiều mỡ bụng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Cụ thể, mỡ nội tạng có thể làm suy yếu hoặc tổn thương các cơ quan của bạn. Quá nhiều chất béo nội tạng có thể khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều insulin hơn mức cần thiết. Lượng insulin cao theo thời gian có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường và ung thư.
5. Dẫn đến bệnh thận mãn tính
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ cho thấy những người có cơ thể "hình quả táo" - hoặc mang nhiều mỡ quanh bụng - có huyết áp trong thận cao hơn, ngay cả khi họ không thừa cân. Theo thời gian, huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu trong thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc chất độc ra khỏi máu, dẫn đến bệnh thận mãn tính.
Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng?
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng nếu muốn giảm mỡ nội tạng. Tuy nhiên, chỉ ăn kiêng thôi sẽ không làm giảm mỡ bụng mà bạn còn cần kết hợp với tập thể dục.
Để giảm mỡ bụng - và nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim và ung thư - hãy đặt ra và đạt mục tiêu tập luyện ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ trung bình (như đi bộ nhanh, khiêu vũ hoặc làm vườn) hoặc 75 phút hoạt động mạnh (như chạy, đạp xe hoặc bơi lội) mỗi tuần.
Theo Eatthis, MDAnderson, Cleaveland Clinic
Nhịp sống Việt