Loại quả giá rẻ ở Việt Nam được Nhật Bản lai tạo kiểu mới: Người Mỹ ‘mê mẩn’ săn lùng ráo riết, giá lên tới 328 nghìn đồng/quả vẫn đầy người mua
Dù có hình dáng kỳ lạ nhưng loại quả này lại được người dân Mỹ và Nhật Bản ưa chuộng, thậm chí bỏ ra hơn 328.000 đồng chỉ để mua 1 quả.
- 29-05-2023Mua cả một thị trấn với giá 13.000 đồng/m2 giữa lòng nước Mỹ: Chuyện khó tin này là thật?
- 28-05-2023Làm 3-4 tiếng/ngày kiếm ngay 94 triệu/tháng: Không cần dậy sớm, không đến công ty vẫn có thu nhập cao là có thật
- 27-05-2023Loại quả phổ biến ở Việt Nam được Nhật Bản cải tiến thành ‘kim cương đỏ’, Trung Quốc ‘mê mẩn’ dù giá đắt hơn 2-5 lần: Tất cả là nhờ nắm giữ ‘giống lạ’
Loại quả có hình dáng Sumo “độc lạ”
Trái cây của Nhật Bản không chỉ nổi tiếng vì sự đa dạng, độc lạ mà còn bởi mức giá “trên trời” của chúng. Người Nhật thường sử dụng các loại hoa quả cao cấp đó để làm quà tặng.
Trong số những cái tên phổ biến như nho Roman hay táo Sekai Ichi, không thể không kể đến “Dekopon” - một loại quýt lai bưởi và cam nổi tiếng. Giống quýt này được lai tạo ở Nhật Bản vào năm 1972 bằng các kỹ thuật nhân giống cây trồng truyền thống.
Dekopon có hương vị ngọt đậm, mọng nước, có trọng lượng lớn và không có hạt. Đặc biệt, giống quýt này chỉ mọc từ tháng 12 đến tháng 2 - thời điểm khí hậu lạnh giá tại Nhật Bản.
Điều làm nên khác biệt cho giống quýt này so với những loại quýt thông thường là hình dáng của nó. Dekopon có vẻ ngoài sần sùi, với 1 núm nhỏ trên đầu, gợi nhớ đến kiểu tóc của các đô vật sumo truyền thống Nhật Bản. Nó cũng có kích thước khá lớn, có quả nặng tới 400 gram.
Tuy nhiên, loại quýt này không được bán rộng rãi ra thị trường thời điểm được lai tạo. Mãi đến năm 1990, nó mới trở thành một loại quả phổ biến tại xứ xở mặt trời mọc và được bán với giá 10 USD/quả (khoảng 234.000 đồng) - một mức giá đắt đỏ tại thời điểm đó.
Khoảng thời gian sau, giống cây quýt lạ đã được đem tới Mỹ và đăng ký tên thương hiệu là “Sumo Citrus”. Người dân tại California cũng đã cố gắng lai tạo và trồng thành công.
AC Brands, công ty đứng sau phân phối Sumo Citrus đã bắt đầu bán quýt tại xứ cờ hoa vào năm 2011 và sản lượng đã tăng theo thời gian.
Dần dần, càng ngày càng có nhiều cửa hàng cháy hàng, và Sumo Citrus đã có lúc trở thành “cơn sốt” trên đất Mỹ. Thậm chí, theo Nielsen, trong năm 2021, người tiêu dùng đã chi gần 62 triệu USD cho loại quýt đắt đỏ này.
Quýt Dekopon - Đắt xắt ra miếng
Theo một số nguồn tin, để nhân giống và lai tạo Dekopon (Sumo Citrus), người nông dân đã phải mất tới 30 năm công sức chăm sóc và cây cũng trưởng thành rất chậm.
Quá trình trồng trọt thì diễn ra vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận để cho ra những quả quýt lớn đạt tiêu chuẩn cùng vị ngọt đặc trưng. Sau khi thu hoạch, các quả đạt tiêu chuẩn sẽ được để khoảng 20-40 ngày để lượng axit citric bên trong trái cây thấp hơn, sau đó mới đem bán.
Chưa hết, bởi khối lượng lớn, một quả quýt giống lạ này có thể đem lại giá trị dinh dưỡng bằng vài quả quýt thường cộng lại.
Vì vậy, đã có lúc, người tiêu dùng phải mua Dekopon với giá gần 14 USD/quả (328.000 nghìn đồng/quả).
Không chỉ tại thị trường Nhật Bản và Mỹ, các nước như Brazil hay Hàn Quốc cũng nhập Dekopon về trồng và ứng dụng sản xuất rộng rãi. Người dân nước này cũng rất ưa chuộng giống quýt đặc biệt này.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường