MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại rau từ biển là “tiên dược” cho người mắc tiểu đường, hạ đường huyết cực nhạy: giá không hề đắt, lại càng dễ ăn

09-01-2024 - 09:31 AM | Sống

Loại rau từ biển là “tiên dược” cho người mắc tiểu đường, hạ đường huyết cực nhạy: giá không hề đắt, lại càng dễ ăn

Rong biển có thể trở thành một loại thực phẩm tuyệt vời dành cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu mới của Hàn Quốc, được công bố trên tạp chí Nutrients, tiết lộ rằng ăn một số loại tảo nhất định có thể là một giải pháp đầy hứa hẹn để kiểm soát lượng đường trong máu. Cụ thể hơn, rong biển màu nâu có thể là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul, thuộc Khoa Khoa học Thực phẩm và Công nghệ sinh học, trong khi nghiên cứu về các chế độ ăn uống được khuyến nghị để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, đã chỉ ra rằng một số loại rong biển có chứa "các thành phần dinh dưỡng đa dạng" mang lại lợi ích liên quan đến điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường lipid.

Loại rau từ biển là “tiên dược” cho người mắc tiểu đường, hạ đường huyết cực nhạy: giá không hề đắt, lại càng dễ ăn- Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 23 nghiên cứu từ nhiều cơ sở dữ liệu nhằm khám phá tác dụng của rong biển nâu và chiết xuất của nó đối với các nhóm dân cư khác nhau, bao gồm cả những người khỏe mạnh và những người mắc bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2.

Ở nhóm ăn rong biển, kết quả đã cho thấy "sự cải thiện đáng kể" về mức đường huyết sau ăn, huyết sắc tố glycated (liên kết với đường) (HbA1c) và đánh giá mô hình cân bằng nội môi về tình trạng kháng insulin (HOMA-IR), đây là thước đo của tình trạng kháng insulin.

Ăn nhiều rong biển – 1.000 mg trở lên – sẽ cho thấy nhiều lợi ích hơn so với khi ăn ít. Các loại rong biển và tảo màu nâu được cho là có hiệu quả nhất.

Loại rau từ biển là “tiên dược” cho người mắc tiểu đường, hạ đường huyết cực nhạy: giá không hề đắt, lại càng dễ ăn- Ảnh 2.

Dựa trên những phát hiện, các nhà nghiên cứu kết luận như sau: "Việc bổ sung rong biển có thể là một chiến lược đầy hứa hẹn để giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, mức HbA1c và HOMA-IR, từ đó cho phép kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2".

Bác sĩ cấp cứu tại California, Tiến sĩ Joe Whittington đã xem xét kĩ càng về kết quả nghiên cứu, đánh giá những kết quả đó là tương đối "hấp dẫn". Ông cho biết: "Những kết quả này cho thấy rong biển có thể là một món bổ sung giá trị cho các chế độ ăn kiêng nhằm kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn".

Vị bác sĩ cũng lưu ý rằng tác dụng sẽ rõ rệt hơn khi ăn rong biển với liều lượng lớn hơn và trong quãng thời gian lâu dài hơn, đặc biệt là trong khoảng thời gian 12 tuần.

Ông bật mí: "Thông tin này rất quan trọng đối với bất kỳ ai coi rong biển như một dạng thực phẩm chức năng để kiểm soát bệnh tiểu đường, vì nó chỉ ra rằng cả liều lượng và thời gian đều là những yếu tố quan trọng để mang lại hiệu quả".

Mặc dù sự gia tăng tiêu thụ rong biển trên toàn cầu là một "xu hướng tích cực", bác sĩ Whittington chỉ ra rằng vẫn cần có những đánh giá an toàn về các yếu tố như "mức iốt, kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn khác".

Loại rau từ biển là “tiên dược” cho người mắc tiểu đường, hạ đường huyết cực nhạy: giá không hề đắt, lại càng dễ ăn- Ảnh 3.

Bác sĩ cũng nhấn mạnh một số hạn chế của nghiên cứu nêu trên, chẳng hạn như "thiếu nghiên cứu về các phương pháp chiết xuất rong biển".

Bác sĩ Whittington cho biết: "Nghiên cứu trong tương lai sẽ giải quyết những khoảng trống này, kết hợp so sánh tác động của tảo nâu, đỏ và xanh lục, để cung cấp sự hiểu biết toàn diện hơn về tiềm năng của chúng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường".

Với cương vị là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, Whittington cho biết: "Rong biển là một loại thực phẩm chức năng tự nhiên và có tính kinh tế cao, có thể trở thành một phương pháp mới hiệu quả bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường truyền thống".

"Tuy nhiên, vẫn cần phải kết hợp những phát hiện nêu trên vào thực hành lâm sàng, xem xét từng hồ sơ bệnh nhân và các tương tác tiềm năng với các liệu pháp hiện có."

Whittington gợi ý rằng "cần nghiên cứu thêm, đặc biệt là ở các nhóm dân cư đa dạng và kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường".

Ông cũng cảnh báo: "Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng mới nào, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường".

Hoa Thu

Phụ nữ số

Trở lên trên