MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm

25-09-2021 - 12:09 PM | Thị trường

Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại ở bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại với tần suất dày đặc cùng thời gian sử dụng lâu sẽ khiến máy bị căng nhiệt, nóng lên, có thể gây nguy hiểm cho thiết bị và sức khỏe của người dùng.

Sử dụng hoặc để điện thoại ở trời nắng nóng

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 1.

Ảnh: Brightside

Với mức nhiệt từ 35 độ trở lên, điện thoại có thể nóng lên nhanh chóng nếu người dùng để điện thoại ở dưới điều kiện thời tiết nắng nóng quá lâu. Do đó, hãy tránh sử dụng điện thoại trong các môi trường có nhiệt độ cao như trên bãi biển, trong ô tô hay thậm chí là trong các quán ăn ngoài trời...Tốt hơn hết bạn nên để điện thoại nghỉ ngơi khi phải ra ngoài trong thời tiết nắng nóng và chỉ nên sử dụng khi đã ở trong môi trường thoáng mát hơn.

Đặt điện thoại gần các thiết bị điện tử khác

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 2.

Ảnh: Brightside

Nhiều người có thói quen đặt các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, máy tính bảng ,… gần nhau để tiện lợi cho việc sử dụng trong quá trình làm việc. Và thậm chí sau khi sử dụng, chúng ta cũng thường cất các thiết bị này vào chung một túi.

Điều này tưởng như là vô hại nhưng thực chất, hầu hết các thiết bị điện tử đều bị nóng lên nếu thời gian sử dụng dài. Việc để chúng quá gần nhau sẽ dẫn đến hiện tượng truyền nhiệt, khiến các thiết bị cùng bị giảm hiệu suất và tuổi thọ.

Thường xuyên để điện thoại trong túi

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 3.

Ảnh: Brightside

Đây là thói quen mà rất nhiều người dùng mắc phải. Khi để trong túi quần hoặc túi áo, điện thoại sẽ dễ dàng bị nhiệt độ từ cơ thể ảnh hưởng, gây giảm hiệu năng và nóng lên nhanh chóng. Do đó, cần hạn chế và từ bỏ thói quen để điện thoại trong túi quần (đặc biệt trong thời tiết nắng nóng) để tránh việc điện thoại bị tăng nhiệt, vô tình làm giảm hiệu năng sử dụng của thiết bị..

Sử dụng nhiều chức năng không cần thiết

Không có bộ phận tản nhiệt như máy tính, điện thoại có thể bị nóng lên khi phải chạy quá nhiều ứng dụng và chương trình cùng lúc. Vì vậy, hãy kiểm tra thường xuyên và tắt các chức năng như làm mới nền, định vị… khi không thực sự cần.

Không thường xuyên tháo bỏ ốp

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 4.

Ảnh: Brightside

Ốp điện thoại có tác dụng bảo vệ tránh cho điện thoại không bị trầy, xước trong trường hợp bị rơi vỡ. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ốp đều phù hợp để điện thoại được thông gió đủ. Hãy tháo bỏ ốp điện thoại nếu thường xuyên thấy điện thoại bị nóng lên bất thường. Nên bỏ ốp điện thoại khi sạc pin hoặc trong những ngày thời tiết nắng nóng.

Bật các kết nối không dây thường xuyên

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 5.

Ảnh: Brightside

Các kết nối không dây như Bluetooth, Wi-fi... có thể hoạt động cả khi không có nhu cầu mà chúng ta không hề biết. Chủ động tắt các loại kết nối này cũng là một cách tốt để giảm thiểu lượng công việc cho điện thoại, từ đó giúp chúng giảm tình trạng nóng lên.

Không sử dụng các chế độ bảo vệ điện thoại

Nếu điện thoại của bạn ấm hơn bình thường hãy thử sử dụng chế độ tối, chế độ này giúp giảm công việc của màn hình và tạo ra ít nhiệt hơn. Một mẹo khác để hạ nhiệt thiết bị của bạn là kích hoạt chế độ trên máy bay, chế độ này cũng làm giảm hoạt động bên trong của điện thoại.

Sử dụng các tính năng nặng trong thời gian quá dài

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 6.

Ảnh: Brightside

Các tính năng như chơi trò chơi, xem phim… nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ buộc bộ vi xử lí của điện thoại hoạt động nhiều và nặng hơn, từ đó khiến máy nóng lên một cách nhanh chóng, gây nguy hại.

Sạc pin không đúng cách

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 7.

Ảnh: Brightside

Các vấn đề về pin và sạc pin thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng điện thoại nóng lên bất thường và có nguy cơ phát nổ. Các sai lầm phổ biến thường gặp đó là sạc điện thoại qua đêm; đặt điện thoại dưới gối, nệm hoặc trên các bề mặt không thông gió khác; vừa sạc vừa sử dụng điện thoại.

Không cập nhật thường xuyên

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 8.

Ảnh: Brightside

Việc cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng giúp sửa lỗi, cải thiện quá trình sử dụng, từ đó tăng hiệu năng và giảm thiểu lượng thông tin cần xử lí của điện thoại. Ngoài ra, hãy tự tạo cho mình thói quen dọn dẹp, xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết để giảm gánh nặng cho cả pin và bộ xử lý của máy.

Phải làm gì nếu điện thoại của bạn đã quá nóng?

Loạt sai lầm ai cũng dễ mắc phải khiến điện thoại nóng “đáng báo động”, vừa dễ hỏng vừa nguy hiểm - Ảnh 9.

Ảnh: Brightside

Nếu bạn không mắc phải bất kỳ lỗi nào được đề cập ở trên và điện thoại của bạn vẫn nóng lên, bạn cũng có thể thử các mẹo như: tắt điện thoại cho đến khi nhiệt độ quay lại mức bình thường, đặt trong các môi trường mát mẻ như gần quạt hay trong phòng điều hòa. Đặc biệt cần lưu ý, không đặt điện thoại vào tủ lạnh để làm mát vì sự thay đổi nhiệt đột ngột và hơi nước tích tụ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cao hơn.

Tham khảo: Brightside

Quỳnh Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên