MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

‘Lộc trời’ mọc đầy trên núi, Trung Quốc xuất khẩu hơn 200 nghìn/kg, nhiều người công nhận ‘của lạ’ có giá như vậy là đúng

24-04-2023 - 12:44 PM | Tài chính quốc tế

‘Lộc trời’ mọc đầy trên núi, Trung Quốc xuất khẩu hơn 200 nghìn/kg, nhiều người công nhận ‘của lạ’ có giá như vậy là đúng

Nông sản “độc lạ” mọc tràn lan trên núi, Trung Quốc đem đi xuất khẩu hơn 200.000 đồng/kg.

Hiện tại, quan điểm của người tiêu dùng tại Trung Quốc và một số quốc gia đã thay đổi. Các loại rau dại, quả dại mọc ở vùng quê hay tôm sông, cá sông đã trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng. Thậm chí, rau dại đã trở thành một loại thực phẩm đắt đỏ.

Khi nhắc đến đặc sản núi rừng, nhiều người thường nghĩ đến nhân sâm, nấm linh xanh hay các loại nấm dại phổ biến trong khu vực rừng núi của vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, trong số đó, không thể không kể đến chồi gai - một đặc sản được nhiều người yêu thích và được xuất khẩu rộng rãi.

Từ lâu, Trung Quốc đã sở hữu một loại cây dại “độc lạ”, nhìn bề ngoài, nó phủ đầy gai nhọn, gai góc và nhiều người lầm tưởng là có độc.

Tuy nhiên, chồi non của loại cây này lại là “vật quý” và được mệnh danh là “lộc trời ban”. Nhiều người Trung Quốc gọi nó là chồi gai hoặc đọt già gai, được đem đi xuất khẩu với giá 60 tệ/kg (hơn 200 nghìn đồng/kg).

Loại chồi gai này hình thành từ loại cây có tên là Aralia, thường mọc tại vùng núi phía Bắc. Nó thường sinh trưởng ở ven rừng và ưa khí hậu mát ẩm.

‘Lộc trời’ mọc đầy trên núi, Trung Quốc xuất khẩu hơn 200 nghìn/kg, nhiều người công nhận ‘của lạ’ có giá như vậy là đúng - Ảnh 1.

Cây có nhiều gai cứng, châm vào rất đau mà chồi lại mọc trên cao nên khi thu hoạch người nông dân thường sử dụng các dụng cụ chuyên dụng. Vì vậy, khi hiểu về công đoạn thu hoạch khó khăn, một số người tiêu dùng đã hiểu vì sao một loại “rau dại” lại có mức giá 60 tệ 1 cân như vậy.

Aralia nảy mầm từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, sau khi các chồi gai đầu tiên được thu hoạch, cây sẽ tiếp tục sản sinh ra chồi gai mới.

Không chỉ được mệnh danh là lộc trời, mặt hàng này còn được gọi là “vua của các loại rau rừng”. Nó được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia lân cận.

Tham khảo Sohu
















Nhất Lưu

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên