Lùi tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến năm 2021
Theo Báo cáo điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa được Bộ Giao thông - Vận tải gửi đến Thủ tướng, dự án này sẽ được khai thác sử dụng vào năm 2021.
- 24-01-2018Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vỡ tiến độ, nợ chồng nợ
- 23-01-2018Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Mỗi năm trả nợ Trung Quốc khoảng 650 tỷ
- 23-12-2017Bộ trưởng Giao thông chấp nhận lùi tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ Giao thông - Vận tải cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, có ý kiến với nhà tài trợ để hỗ trợ bộ này đôn đốc tổng thầu đẩy nhanh tiến độ dự án.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05 km đi trên cao từ Cát Linh đến Hà Đông. Tuyến đường do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu EPC, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.
Toàn tuyến có 12 nhà ga trên cao, với 13 đoàn tàu (52 toa), khai thác với tần suất 3 - 5phút/chuyến. Tốc độ thiết kế tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác bình quân 35 km/giờ.
Đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành 95% giá trị xây lắp, đã đưa về công trường 80% khối lượng thiết bị... Dự án có tổng mức đầu tư hơn 552,8 triệu USD (năm 2008), đến năm 2016, được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,1 triệu USD, khoảng 60% so với ban đầu).
Chính phủ đã đồng ý vay bổ sung 250,62 triệu USD từ phía Trung Quốc nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam
Đầu năm 2016, Bộ Giao thông - Vận tải giao Tổng thầu thực hiện tiến độ chạy thử tàu từ tháng 9.2016 và khai thác toàn tuyến từ 31.12.2016. Sau đó, dự án lại tiếp tục chậm trễ, mục tiêu cuối cùng đến 31.12.2016 hoàn thành phần xây lắp dự án. Tuy nhiên, kế hoạch vận hành lại tiếp tục bị lỡ, Bộ Giao thông -Vận tải chốt tiến độ vận hành thử dự án đến quý 1/2018 sẽ đưa vào vận hành. Thế nhưng, dự kiến này lại tiếp tục không thực hiện được.
Một thế giới