Lương của sĩ quan Quân đội từ ngày 1/7: Cao nhất hơn 24 triệu đồng chưa kể các loại phụ cấp
Sau khi tăng lương cơ sở 30% từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, mức lương của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cao nhất là hơn 24 triệu đồng, chưa kể các loại phụ cấp hiện hành.
- 22-06-2024Ngăn giá hàng hóa tăng theo lương
- 21-06-2024Từ 1/7, lương công chức, viên chức sẽ tăng mức cao nhất trong lịch sử - lương hưu tăng bao nhiêu?
- 21-06-2024Sắp tăng lương 'cao nhất từ trước tới nay'
Tại cuộc họp báo của Bộ Nội vụ hôm 20/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin về việc Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024.
Sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng, lương sĩ quan quân đội từ 1/7/2024 cũng có thay đổi. Cụ thể, với mức tăng 30% thì mức lương cao nhất sẽ tăng từ 18,7 triệu đồng lên 24,3 triệu đồng với cán bộ mang quân hàm Đại tướng, hệ số lương 10,4.
Mức lương của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được tính theo công thức: Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng. Mức lương cơ sở hiện hành đến ngày 30/6/2024 là 1,8 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, bảng lương sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 1/7/2024 sau cải cách tiền lương như sau:
Đáng chú ý, Chính phủ đề xuất thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 nhưng chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay. Trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành.
Như vậy, bên cạnh mức lương hưởng hàng tháng theo bảng lương mới từ 1/7, sĩ quan Quân đội nhân dân cũng được hưởng phụ cấp thâm niên (tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ) cộng với phụ cấp công vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng
Các trường hợp hưởng chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở cũng được tăng tương ứng mức 30%. Chính phủ cũng đề xuất điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng từ ngày 01/7/2024.
Riêng đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, Chính phủ đề xuất điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%, cao hơn 5,7% so với mức tăng lương 30% của công chức, viên chức ); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.
Cạnh đó, điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).
Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp, các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở.
Đời sống & pháp luật