Lương y 80 tuổi chia sẻ bí quyết ăn uống 3 đời trong nhà áp dụng, không ai mắc bệnh mãn tính
Phương pháp ăn uống này đã được truyền đời suốt 3 thế hệ trong gia đình ông, đến nay, khi đi khám sức khỏe định kỳ vẫn nhận được kết quả tốt đẹp nên được rất nhiều người chú ý tới.
- 18-12-2020Luật nhân quả đời người không ai có thể bỏ qua: Lời nói có tâm, xử sự có tầm là tích lũy phúc báo, bạn làm được bao nhiều rồi?
- 15-12-2020Chìa khóa sức khỏe rẻ đến không ngờ: Gần 80% chức năng miễn dịch của cơ thể tồn tại ở đây
- 14-12-2020Có thể bay cùng phượng chính là hoàng, có thể sánh vai cùng long chỉ có phụng: Muốn sống một đời giàu sang, thành đạt, nhất định phải nhớ điều này
Nếu có một phương pháp nào đó có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ mà cũng rất đơn giản để thực hiện, chỉ cần áp dụng ngay trong bữa ăn mỗi ngày, bạn có làm được không?
Phương pháp này được gọi là “Hạn thực”, tức là hạn chế khẩu phần ăn uống, mỗi bữa đều không ăn đến mức no.
Đối với hầu hết mọi người, đây có thể là một vấn đề "nói dễ, làm khó". Tuy nhiên, Y sư Lỗ Hiền Xương, một bác sĩ Trung y nổi tiếng cấp quốc gia tại Trung Quốc, rất am hiểu trị liệu bệnh phong thấp, lại kiên trì áp dụng mỗi ngày.
Nhờ có phương pháp này, ông cho rằng, chất lượng mạch máu của mình không khác gì tình trạng của các thanh niên, huyết áp cũng ổn định như người bình thường chứ không cao như bao người cao tuổi khác.
1. Ba thế hệ trong gia đình y sư Lỗ Hiền Xương áp dụng phương pháp Hạn thực quanh năm
Đây là thói quen dưỡng sinh đã được truyền đời suốt 3 thế hệ trong gia đình y sư Lỗ Hiền Xương. Bất kể là món gì, thực phẩm gì, họ đều chỉ ăn đến chắc bụng chứ không bao giờ ăn no hoàn toàn.
Y sư Lỗ nói: “Cha tôi, tôi và con trai tôi đều là bác sĩ. Các quy tắc dưỡng sinh, giữ gìn sức khỏe của tôi đã được cha truyền cảm hứng từ khi còn nhỏ. Ông ấy là người rất thích làm việc và hoạt động không ngừng, mỗi ngày đều nghiêm túc hạn chế khẩu phần ăn của mình và có giờ giấc bữa ăn cố định. Ông luôn cho rằng ăn no là không tốt".
Lỗ Hiền Xương cho biết, sau khi trở thành bác sĩ, ông đã tìm hiểu về lợi ích của việc hạn chế thực phẩm: "Hầu hết mọi người sẽ bị xơ cứng động mạch và xuất hiện các huyết khối ở độ tuổi 50. Nhưng bản thân tôi khi đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm lại không có bất kỳ vấn đề nào, thậm chí không bị lão hóa mạch máu như bao người cao tuổi khác".
Đó chính là lý do mà phương pháp dưỡng sinh dựa trên quy tắc hạn chế ăn uống của ông được nhiều người quan tâm và chú ý.
Thông thường, các bữa ăn của y sư Lỗ Hiền Xương là một bát rưỡi cơm, không kén đồ ăn, thực phẩm nào cũng tiếp nhận ngon miệng, món ăn nào cũng có thể sử dụng.
Buổi sáng ông thường dùng các loại đậu nành, đậu đen, hạt mè, óc chó cùng với bột ngũ cốc để có một bữa thịnh soạn về dinh dưỡng, cộng thêm thêm hai miếng bánh.
Buổi trưa và bữa tối ông ăn nhiều loại rau với nhiều cách chế biến đa dạng ngon miệng như bắp cải xào, củ cải hầm…
Ngoài ra, ông còn dùng nồi áp suất hấp khoai lang, bí đỏ, củ sen làm bữa phụ.
Trung y Lỗ Hiền Xương cho biết, ở tuổi 80, đường huyết lúc đói của ông duy trì ở mức 4 đến 5mmol / L, là mức ổn định của người bình thường. Huyết áp thấp hơn người bình thường một chút, rơi vào khoảng 100mmHg / 50mmHg, vẫn là chỉ số không quá tồi.
(Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường tối ưu nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.)
Do đó, y sư Lỗ Hiền Xương kết luận rằng, phương pháp hạn chế thực phẩm có 5 lợi ích chính:
Một là ổn định đường huyết;
Hai là không tăng lipid máu (mỡ máu);
Ba là giảm tiết tế bào già, là các tế bào không còn khả năng phân chia mà chỉ không ngừng lão hóa;
Bốn là tăng tế bào T - là một loại tế bào lympho (một phân lớp của bạch cầu) đóng một vai trò trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt;
Và năm là chuyển hóa tế bào nhanh hơn.
2. Tại sao phương pháp Hạn thực có thể đem tới hiệu quả dưỡng sinh tốt?
Vì phần lớn bệnh tật bây giờ đều do ăn uống mà ra.
Về cơ bản, khoa học cũng đã khẳng định rằng, ăn quá no dễ gây nguy cơ tim mạch và ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Lượng thực phẩm chưa kịp tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố làm hỏng dạ dày, tá tràng. Lượng thức ăn bị biến chất do không được tiêu hóa cũng kích thích lên thành ruột gây sưng phồng và suy giảm chức năng ruột.
Đồng thời, ăn no làm mỡ trong máu tăng lên, dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch.
"Tôi đã làm bác sĩ hơn 50 năm. Nhiều người mắc bệnh đều vì không quản lý tốt miệng ăn của mình, ăn càng nhiều thì bụng liền càng lớn, kéo theo đó là các bệnh lý tim mạch, bệnh gút và các vấn đề khác cũng sớm phát sinh", Y sư Lỗ nói.
“Mỗi buổi sáng, tôi gặp và chạy chữa cho hơn chục bệnh nhân bị gút. Người nhỏ tuổi nhất mới 15 tuổi, đầu gối đau nhức đến mức không đi lại được.”
Ngày nay, nhiều người thường mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sử dụng thường xuyên như một biện pháp duy trì, tuy nhiên, theo quan điểm của y sư Lỗ Hiền Xương, nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe thường có thêm nhiều thành phần tăng kích thích tố. Nếu sử dụng không hợp lý trong một thời gian dài còn có thể tạo ra gánh nặng cho cơ thể, gây thêm bệnh tật.
Nhiều người sau khi ăn tối còn có cả bữa khuya, thời gian dài liên tục duy trì thói quen này sẽ khiến lipid máu và đường huyết tăng cao. Người trẻ tuổi lại có xu hướng thích khám phá, sử dụng nhiều thực phẩm mới mẻ, lạ bụng cũng có thể đem tới kích thích không tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa nói chung.
Cho nên mới nói, “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”.
Nếu có thể quản lý tốt khẩu phần ăn thì đầu tiên, hệ tiêu hóa sẽ được giảm bớt gánh nặng, sau đó, các bộ phận khác trên cơ thể cũng nhẹ nhàng hơn. Cả người giảm bớt bệnh tật, thân thể nhẹ nhàng, có thể kéo dài tuổi thọ, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Nói thêm về cách giữ gìn sức khỏe, Trung y Lỗ cho biết: “Tôi chịu ảnh hưởng từ cha, không bao giờ ăn vặt, ăn đồ lạnh, chú ý giữ ấm, thường xuyên uống nước nóng.”
Ông còn bổ sung thêm rằng, “Không phải phương pháp nào, quy tắc nào cũng có thể áp dụng y hệt nhau với tất cả mọi người. Dưỡng sinh cũng là khoa học, bạn phải áp dụng vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân một cách thích hợp, chứ không thể rập khuôn. Nếu không hiệu quả thì cần phải điều chỉnh kịp thời.”
*Tổng hợp