Lý do lãi suất 'hạ nhiệt' nhưng doanh nghiệp không dám vay
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng giảm, các doanh nghiệp có xu thế “nín thở” để xem xét thị trường. Thậm chí, dù lãi suất giảm nới lỏng nhưng nhiều doanh nghiệp không dám vay, không dám mở rộng đầu tư, sản xuất.
- 06-12-2023Lãi suất cho vay mua nhà tháng 12: Mức nào thấp nhất?
- 06-12-2023NHNN đã bơm trả toàn bộ số tiền hút qua tín phiếu, lãi suất liên ngân hàng trở về vùng thấp kỷ lục
- 06-12-2023Lãi suất thấp kỷ lục, gửi tiết kiệm thế nào có lợi nhất?
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu HĐND TP. Hà Nội tại phiên thảo luận hội trường về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô sáng 6/12, kỳ họp thứ 14 của HĐND thành phố.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Đình Đoàn (huyện Mê Linh) cho rằng, thời gian qua hoạt động các doanh nghiệp nhiều khó khăn. Trong đó, doanh nghiệp rời khỏi thị trường có xu hướng tăng, còn số doanh nghiệp giải thể tăng 15%. Vì vậy, đại biểu Phạm Đình Đoàn mong muốn thành phố có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Lan Hương (quận Tây Hồ) cho biết, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có xu hướng thu hẹp sản xuất, ngại mở rộng, ngoại trừ những ngành công nghệ thông tin, du lịch.
Theo bà Lan, thời gian qua nhu cầu tiêu dùng giảm nên các doanh nghiệp có xu thế “nín thở” để xem xét thị trường. Hơn nữa, dù lãi suất giảm, nới lỏng nhưng nhiều doanh nghiệp không dám vay, không dám mở rộng đầu tư. Họ chỉ dám vay khi nhìn thấy "khách hàng" hay đơn đặt hàng.
Doanh nghiệp mong muốn thành phố có những chính sách hỗ trợ nhìn thấy ngay để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn; sớm thúc đẩy nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp và tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, giới thiệu những sản phẩm của thành phố.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - cho biết thành phố cũng đã nắm được tình hình và có kế hoạch và giải pháp chủ động ứng phó với các yếu tố khách quan.
Theo ông Hải, thành phố cũng thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chương trình hành động, kế hoạch. Đồng thời, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thành phố cũng sẽ rà soát, kiểm tra, cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tăng chi phí, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường hơn nữa các hoạt động tiếp xúc, đối thoại, thực hiện hiệu quả kế hoạch nâng cao các chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám đột phá vì lợi ích chung, vì công việc chung. Trường hợp phát hiện vi phạm, sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, với mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.
Tiền phong
Sự kiện: Xu hướng dòng tiền cuối năm
Xem tất cả >>- Chuyên gia dự báo: Giá vàng có thể lập đỉnh mới, chạm mốc 82 triệu đồng/lượng trước Tết Nguyên đán
- Lãi suất tiết kiệm dò đáy, giá vàng lên đỉnh, dòng tiền về đâu?
- Lãi suất tiền gửi lập đáy mới
- Giá USD tăng cao, doanh nghiệp vừa chạy nước rút cuối năm vừa lo gánh lỗ
- Lãi suất tiết kiệm 'chạm đáy', cho vay vẫn cao