Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật
Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.
- 09-10-20245 bất thường ở chân đang cố “gào thét” rằng nhiều mạch máu trong cơ thể sắp tắc nghẽn
- 29-08-2024Cụ bà U95 có mạch máu khỏe như tuổi 60: bí quyết gồm 3 việc, không phải ăn kiêng, tập thể dục chỉ đứng thứ 2
- 21-08-2024Buổi sáng ăn nhiều 3 món này sẽ khiến mạch máu xơ cứng, tăng nguy cơ đột quỵ: Nhiều người vẫn mê mẩn
Mạch máu đóng vai trò quan trọng như những “ống dẫn” trong cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng cần thiết tới các cơ quan.
Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Đặc biệt, khi một vùng lớn mạch máu bị tắc nghẽn, tình trạng này có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nếu bạn phát hiện có những dấu hiệu bất thường sau, hãy chú ý đến sức khỏe mạch máu của mình.
4 dấu hiệu chứng tỏ mạch máu bị tắc nghẽn
1. Tầm nhìn bị cản trở
Xung quanh mắt có rất nhiều mao mạch nhỏ. Khi máu lưu thông bình thường, mắt sẽ được cung cấp đủ dưỡng chất, giúp đôi mắt sáng rõ, khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mạch máu bị tắc nghẽn, quá trình vận chuyển máu bị gián đoạn, áp lực tăng lên, dây thần kinh thị giác bị chèn ép, gây suy giảm thị lực kèm theo chóng mặt.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Ophthalmology, tắc nghẽn mạch máu võng mạc có thể dẫn đến giảm thị lực và các vấn đề về mắt khác. Việc lưu thông máu kém ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của dây thần kinh thị giác và sức khỏe mắt tổng thể.
2. Khả năng diễn đạt bị suy giảm
Bộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể. Khi mạch máu bị tổn thương, lượng lipid trong máu tăng lên dễ gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho não. Thiếu máu não dẫn đến suy giảm khả năng điều khiển các bộ phận cơ thể, đặc biệt là khả năng diễn đạt ngôn ngữ. Nếu bạn gặp tình trạng nói lắp, khó nói rõ ràng hoặc phát âm bị ngọng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy não không được cung cấp đủ máu.
3. Ngáp thường xuyên
Ngáp là hiện tượng bình thường khi cơ thể thiếu oxy. Tuy nhiên, nếu bạn ngáp quá nhiều, đặc biệt khi mạch máu kém lưu thông, thì đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu oxy. Khi mạch máu bị tổn thương, tuần hoàn máu suy giảm, khả năng cung cấp oxy giảm sút. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ngáp nhiều hơn để tăng lượng oxy.
4. Đau đầu trầm trọng hơn
Nhiều người bị tắc nghẽn mạch máu thường cảm thấy đau đầu hoặc chóng mặt. Điều này là do nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn, gây co thắt mạch máu não và tạo ra các cơn đau. Triệu chứng này đặc biệt phổ biến ở những người mắc các bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao hoặc có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch.
3 thói quen gây tổn thương mạch má, cần loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe
1. Hút thuốc và uống rượu
Chất độc hại trong thuốc lá làm tăng độ nhớt của máu, ảnh hưởng đến tốc độ tuần hoàn và gây ra xơ cứng động mạch. Uống rượu làm tăng tiêu thụ oxy trong cơ thể và làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vì vậy, bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu là điều bắt buộc để bảo vệ mạch máu.
2. Ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ làm tăng lượng cholesterol, lipid trong máu, gây tắc nghẽn mạch máu. Theo một nghiên cứu trên The BMJ, chất béo bão hòa và cholesterol trong đồ ăn chiên rán có thể làm tăng độ nhớt của máu, đẩy nhanh sự hình thành huyết khối, gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Ít vận động
Ngồi lâu khiến máu không lưu thông tốt, đặc biệt là ở chi dưới. Theo thời gian, nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch và các bệnh tim mạch, mạch máu não sẽ tăng lên.
Tuân thủ 3 điều này và mạch máu của bạn sẽ dần "trẻ hóa" hơn
1. Uống nhiều nước và kết hợp thảo dược
Uống nước thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu và loại bỏ độc tố. Thêm vào đó, các thảo dược như hoa cúc, quế, kim ngân hoa có thể giúp làm giãn mạch, chống oxy hóa, kháng khuẩn và bảo vệ mạch máu.
Nghiên cứu trên Phytotherapy Research cho thấy hoa cúc có tác dụng giãn mạch và hạ huyết áp nhẹ. Quế chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương do gốc tự do. Kim ngân hoa có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ sức khỏe mạch máu.
2. Tập thể dục đều đặn
Nghiên cứu cho thấy việc tập luyện đều đặn không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, thái cực quyền sẽ giúp cải thiện sức khỏe mạch máu.
3. Ngủ đủ giấc
Thức khuya làm suy giảm khả năng miễn dịch và gây ra tổn thương mạch máu. Cố gắng ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 11 giờ để đảm bảo mạch máu của bạn được bảo vệ tốt hơn.
Nghiên cứu trên Journal of the American Heart Association cho thấy thiếu ngủ liên quan đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề về tim mạch. Giấc ngủ đủ và chất lượng cao giúp cơ thể phục hồi, bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương.
Phụ nữ số