Mất 2 năm tìm hiểu đánh giá, Ngân hàng Hà Lan quyết định cấp 90 triệu USD cho một DN lúa gạo lớn Việt Nam
Động thái rót vốn của FMO diễn ra trong bối cảnh ngành gạo Việt Nam liên tục đón nhiều tin vui. Tiếp nối thành công đưa gạo thương hiệu Việt ra nước ngoài, 2023 giá gạo xuất khẩu đạt đỉnh mở ra bức tranh tăng trưởng mới cho DN trong ngành.
- 09-10-2023Bị HNX đưa vào diện kiểm soát, 1 cổ phiếu lúa gạo giảm kịch biên độ 10%, thị giá bốc hơi 50% trong 2 tháng dù xuất gạo Việt Nam đạt kỷ lục
- 18-09-2023Doanh nghiệp lúa gạo, thuỷ sản: Vốn ngân hàng “lúc không cần thì có, lúc khó lại không thấy”
- 16-09-2023Tập trung vốn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thu mua chế biến, tạm trữ lúa gạo
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) vừa công bố thông tin về việc ký kết với Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp (Dutch Entrepreneurial Development Bank - FMO), về gói tín dụng 90 triệu USD. Được biết, FMO là Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan, tổ chức tín dụng được xếp hạng AAA bởi cả 2 đơn vị đánh giá hàng đầu thế giới, Fitch và Standard & Poor’s. FMO chọn tài trợ cho LTG dựa trên xem xét đánh giá chuẩn mực quốc tế về bảo vệ môi trường, ổn định xã hội và quản trị minh bạch (ESG).
Trước khi đi đến thương vụ này, phía FMO cho biết 2 năm qua chuyên viên của Ngân hàng đã trực tiếp qua Việt Nam nhiều lần, ngoài ra các đơn vị thẩm định quốc tế độc lập đến Việt Nam 2 đợt (1 tuần/đợt) để đến các nhà máy của LTG ở các tỉnh thành ĐBSCL, và hàng trăm cuộc họp online giữa hai bên.
Ngoài ra, phía đối tác còn thực hiện phỏng vấn nhiều phòng ban bộ phận và tất cả chủ thể trong chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh của LTG như nhân sự, nhân viên mua hàng, bộ phận HSE, logistic, hành chính, phân phối, lực lượng 3 Cùng, công đoàn, công nhân chính thức và công nhân thời vụ, nông dân, chính quyền địa phương, người dân xung quanh khu vực sản xuất.
Với khoản tín dụng 2.100 tỷ này (90 triệu USD), LTG sẽ chi cho liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp gồm máy móc, kho chứa tại 10 nhà máy gạo của các thành viên trong hệ sinh thái nông nghiệp LTG.
Động thái rót vốn của FMO diễn ra trong bối cảnh ngành gạo Việt Nam liên tục đón nhiều tin vui. Tiếp nối thành công đưa gạo thương hiệu Việt ra nước ngoài, 2023 giá gạo xuất khẩu đạt đỉnh mở ra bức tranh tăng trưởng mới cho DN trong ngành.
Riêng LTG, hưởng lợi từ giá cao, nửa đầu năm Công ty báo lãi lớn hơn 1.000 tỷ. Song sang quý 3/2023, dù doanh thu ghi nhận tăng 63% lên 4.461 tỷ đồng, nhưng giá vốn tăng mạnh cùng chi phí tài chính tăng (phần lớn do chi phí lãi vay và khoản lỗ do tỷ giá hối đoái) khiến LTG lỗ ròng 327 tỷ. Đây cũng là khoản lỗ kỷ lục mà DN này từng ghi nhận trong một quý.
Nhịp sống thị trường