Mặt hàng này dự kiến giúp nông dân tại Nhật Bản “đổi đời”, hóa ra là loại đặc sản Việt Nam cũng vô cùng dồi dào
Người dân tại hòn đảo Hokkaido – Nhật Bản sẽ được hưởng lợi khi xuất khẩu mặt hàng này sang Đông Nam Á tăng vọt.
- 05-12-2022Dọn kho xả hàng, giá iPhone 11, 12 đồng loạt lao dốc kịch sàn
- 05-12-2022Vị khách hàng bất chấp nhất của Nga, tuyên bố sẽ ‘giải cứu’ dầu Nga kể cả khi cấm vận hay áp giá trần
- 04-12-2022‘Nga không chấp nhận mức áp trần giá dầu 60 USD/thùng’
Nhu cầu tăng cao
Với vị bùi, ngọt đặc trưng bên trong, khoai lang Nhật từ miền nam đất nước này từ lâu đã được coi là món ngon mùa thu ở quê nhà. Thời gian gần đây khoai lại chứng kiến sự bùng nổ hơn nữa trong xuất khẩu trên khắp Đông Nam Á dưới dạng thực phẩm tốt cho sức khỏe, thúc đẩy cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Mặt hàng này ngày càng phổ biến ở Thái Lan, nơi khoai lang được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ít calo. Đây cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của khoai lang Nhật Bản khi được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ mức của năm 2021 lên hơn 3.700 tấn vào năm 2024.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Xúc tiến Hải ngoại Sản phẩm Thực phẩm Nhật Bản, loại củ này thường được sử dụng ở Thái Lan như một thành phần trong các bữa ăn nhẹ và món cà ri và được gọi bằng cái tên "beniharuka" - đặc biệt phổ biến vì hương vị ngọt ngào như mật ong.
Nhận thức về sức khỏe được nâng cao cũng thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng đối với khoai lang Nhật Bản ở Malaysia và Đài Loan.
Ảnh: Nikkei Asia
Tỉnh Kagoshima ở miền nam Nhật Bản có truyền thống là một trong những nơi sản xuất khoai lang hàng đầu trong nước. Nhưng để tránh các vấn đề tiềm ẩn về nguồn cung, các nhà nhập khẩu ở Thái Lan và các nơi khác hiện đang tìm cách thu mua từ các khu vực khác, bao gồm cả Hokkaido.
Tháng 11 là mùa thu hoạch cao điểm của khoai lang ở Hokkaido và cũng là lúc các chuyến hàng thường bắt đầu. Mùa thu hoạch và vận chuyển ở các tỉnh khác là từ tháng 9 đến tháng 11 và từ tháng 1 đến tháng 2, vì vậy khoai lang Hokkaido có thể được bán trong thời gian phân phối từ các khu vực khác thấp.
Ông Tomakomai Futo, một nhà điều hành cảng ở Tomakomai, Hokkaido, đã bắt đầu vận hành cơ sở xử lý khoai lang vào ngày 1 tháng 11. Cơ sở này có dây chuyền làm việc đầy đủ từ rửa đến phân loại, có khả năng xử lý tới 6 tấn mỗi ngày. Họ cũng thu gom khoai lang từ 13 hợp tác xã nông nghiệp và những nơi khác trên khắp Hokkaido, với sản lượng dự kiến vào tháng 11 là 100 tấn.
Khoai lang được bảo quản trong khoảng hai tuần trước khi vận chuyển để làm mờ các vết trầy xước và bầm tím phát sinh trong thời gian thu hoạch. Cơ sở này đã bắt đầu xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore và Thái Lan, cũng như các thị trường trong nước.
Trong những năm gần đây, khí hậu của Hokkaido đã trở nên phù hợp hơn để trồng khoai lang và số lượng nông dân sản xuất loại cây này ngày càng tăng. Một số trang trại trên đảo đang kết hợp khoai lang vào luân canh cây trồng, trong đó các sản phẩm khác nhau được trồng trên cùng một vùng đất nông nghiệp trong suốt cả năm.
Với địa hình dân cư thưa thớt, Hokkaido tự hào có nhiều diện tích canh tác tiềm năng hơn các tỉnh khác. Các cơ sở như Tomakomai Futo có thể quản lý phân loại và vận chuyển hiệu quả được coi là quan trọng để duy trì mức sản xuất cao.
Tiềm năng xuất khẩu lớn
Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp đã chỉ định khoai lang - bao gồm cả các sản phẩm chế biến là mặt hàng xuất khẩu ưu tiên, đặt mục tiêu xuất khẩu 2,8 tỷ yên (20,2 triệu USD) vào năm 2025. Xuất khẩu năm 2021, chủ yếu sang Hồng Kông và Thái Lan , được định giá khoảng 2,3 tỷ yên, gần gấp ba lần so với con số 5 năm trước đó.
Tại Việt Nam, khoai lang không còn gì xa lạ với người tiêu dùng. Khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa, ngô. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thu hoạch củ khoai lang hàng năm của cả nước dao động trong khoảng 1,2-1,5 triệu tấn. Vào ngày 9/11 vừa qua, mặt hàng này cũng đã chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo Nikkei Asia
Nhịp sống thị trường