Maybank Kim Eng: Điện khí sẽ là giải pháp dài hạn cho năng lượng Việt Nam
Các nhà phân tích kêu gọi Việt Nam ban hành các chính sách ưu đãi hơn cho ngành năng lượng, đưa ra cách tiếp cận dài hạn có hệ thống. Đồng thời điều chỉnh việc đấu thầu cho các nhà đầu tư tiềm năng.
- 05-12-2019Các hộ gia đình Việt Nam ngày càng giàu hơn, Takashimaya kỳ vọng cơ sở TP.HCM có lãi trong năm nay
- 04-12-2019Dấu hiệu cho thấy khách Trung Quốc sắp đổ bộ Việt Nam
- 04-12-2019Bloomberg: Cơ hội cho ngành dừa Việt Nam từ nhu cầu ăn uống "không sữa" của người tiêu dùng phương Tây
"Ngành điện của Việt Nam - đặc biệt là các nhà máy điện khí - sẽ mang lại giá trị lâu dài cho các nhà đầu tư, do nhu cầu về điện tăng đột biến, trong bối cảnh hiện tại mức thuế thấp".
Đó là nhận định của các nhà phân tích nghiên cứu từ Maybank Kim Eng, những người tin rằng đầu tư sản xuất tăng và sự phát triển của các thành phố sẽ thúc đẩy triển vọng của ngành.
Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nhiên liệu do năng suất sản xuất điện trong nước giảm. Trong bối cảnh đó, khí đốt tự nhiên được coi là nguồn năng lượng hứa hẹn nhất, so với các nguồn thay thế.
Các nhà phân tích lưu ý rằng thủy điện đã được khai thác gần như hoàn toàn ở Việt Nam. Các nhà máy thủy điện cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết khó lường. Trong khi các nhà máy đốt than ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và thiếu thân thiện với môi trường. Thay vào đó, họ coi điện khí là lĩnh vực cần theo dõi để đẩy mạnh, dựa trên hiệu quả thị trường mà các nhà phân tích này đánh giá.
Giá điện của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các thị trường khác - 8,1 UScent mỗi kilowatt giờ, so với mức trung bình của khu vực là 12,5 UScent và trung bình toàn cầu là 14 UScent - nhưng báo cáo lưu ý rằng: Việt Nam đang làm việc theo cơ chế thuế quan dựa trên thị trường để tăng lãi suất. Trong dài hạn, các nhà phân tích thấy tiềm năng tăng từ việc điều chỉnh tăng thuế định kỳ cho các nhà đầu tư.
Báo cáo cho biết, vào năm 2021, họ dự báo sẽ có sự cải thiện đáng kể về thu nhập cho các nhà máy điện khi tỷ lệ điện được bán theo giá thị trường cao hơn nhiều. Báo cáo cũng cảnh báo rằng hệ thống lưới điện yếu và sự chậm trễ của các dự án có nguy cơ gây ra thiếu điện từ năm 2020.
Các nhà phân tích kêu gọi việc ban hành các chính sách ưu đãi hơn cho ngành năng lượng, đưa ra cách tiếp cận dài hạn có hệ thống. Đồng thời điều chỉnh việc đấu thầu cho các nhà đầu tư tiềm năng.
"Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa quản lý tài nguyên năng lượng hiệu quả và vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng", báo cáo đánh giá. "Việc phân bổ công suất cũng không hiệu quả, vì ở phía bắc có đủ điện nhưng phía nam Việt Nam vẫn còn tình trạng thiếu hụt".
Các nhà phân tích cũng nhắc lại lời kêu gọi của Ngân hàng Thế giới về việc Việt Nam tăng công suất lắp đặt từ 6.000 megawatt (MW) lên 7.000MW mỗi năm, với tổng trị giá 148 tỷ USD vào năm 2030.