Miếng thịt vịt màu xanh đỏ khiến dân mạng tranh cãi: Người bảo "khúc xạ ánh sáng", người nói thịt ôi sắp hỏng, tóm lại có ăn được không?
Cư dân mạng hiện tại vẫn tranh cãi "ỏm tỏi" về miếng thịt vịt có màu sắc lạ.
- 16-04-20243 quán ăn nức tiếng trong chợ Bà Chiểu: Hàng xôi gà “drama” ai cũng muốn thử một lần cho biết, sạp chè 47 năm giữ trọn tuổi thơ bao người
- 19-03-2024MXH "nín thở" xem review quán ăn 1,4 sao ở Hà Nội: Nhân viên và khách đối đáp cực "gắt", chủ quán đã nói gì?
- 22-01-2024Chàng trai Hàn Quốc nói tiếng Việt siêu đỉnh, bỏ sự nghiệp giải trí 10 năm để mở quán ăn Việt tại Seoul
- 18-10-2023Đĩa cơm tấm 300.000đ ở quán ăn bình dân được Michelin gọi tên gồm những gì mà gây ra tranh cãi?
Mới đây, một bài đăng trong group review đồ ăn có chia sẻ về miếng thịt vịt có màu sắc lạ khiến cư dân mạng tranh cãi om sòm.
Miếng thịt vịt màu lạ khiến cư dân mạng tranh cãi
Miếng thịt vịt có màu sắc kỳ lạ đã trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận sôi nổi trên các mạng xã hội. Hàng loạt ý kiến đưa ra khiến không gian mạng trở nên "nhức đầu" hơn bao giờ hết: Một bên cho rằng đó chỉ là hiện tượng "khúc xạ ánh sáng" tạo nên những gam màu độc đáo, trong khi một số khác lại lo ngại đó là dấu hiệu của thịt ôi, đang trên bờ vực hỏng. Câu hỏi đặt ra không chỉ dừng lại ở việc giải mã nguyên nhân đằng sau màu sắc lạ thường này, mà còn là liệu có nên mạo hiểm thưởng thức miếng thịt vịt có màu xanh đỏ như vậy hay không?
Bên cạnh những ý kiến cho rằng thịt có màu sắc lạ như này không ăn được, cũng có "kiến giải" cho rằng, thịt ánh màu xanh đỏ vẫn có thể sử dụng được bình thường.
Theo chia sẻ của chủ bài đăng, sau khi ăn vài miếng đã bỏ phần thịt còn lại và có tình trạng đau bụng. Vậy rốt cuộc, phần thịt xuất hiện màu xanh đỏ có ăn được không?
Thịt ánh màu cầu vồng có ăn được không?
Theo lý giải của chuyên gia, trong thịt có chứa một hàm lượng sắt và chất béo nhất định. Khi ánh sáng tiếp xúc với một miếng thịt thái mỏng, sắt và lớp mỡ sẽ tạo nên hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khiến tia sáng bị bẻ cong và tạo thành một dải cầu vồng.
Không riêng thịt vịt, chỉ Lý giải cụ thể hơn từ tiến sĩ Thomas Powel - Giám đốc điều hành tại Hiệp hội khoa học Thịt Hoa Kỳ cho biết khi thái mỏng một miếng thịt bò, chúng ta thường cắt ngang những đường cơ chạy trong miếng thịt. Điều này kết hợp cùng độ ẩm sẵn có trong thịt sẽ tạo nên một bề mặt hoàn hảo khiến miếng thịt lấp lánh. Ngoài ra, trong thịt còn có một số sắc tố đặc biệt, phản chiếu ánh sáng lấp lánh hoặc ánh xanh lục khi tiếp xúc với nhiệt. Những sắc tố này không chỉ có trong thịt bò, nên có thể nói thịt bò không phải là loại thịt duy nhất có màu cầu vồng đâu, mà thịt lợn, ngan, vịt cũng vậy.
Tóm lại, theo các lý giải, miếng thịt có lấp lánh màu câu vồng hay xanh đỏ vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn cần kết hợp với việc ngửi xem miếng thịt đó có còn thơm, tươi chắc hay không; nếu chúng bở nát, chảy nước hoặc màu ngả xanh xỉn, nâu đỏ và bốc mùi thì rõ ràng miếng thịt đã hỏng, nên vứt đi ngay.
Phụ Nữ Mới