MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỏ khí đốt lớn nhất thế giới sẽ được khôi phục nhờ sự giúp đỡ của Nga?

22-08-2024 - 20:26 PM | Tài chính quốc tế

Iran đang bắt tay vào dự án đầu tư trị giá 70 tỷ USD nhằm cố gắng ngăn chặn sự sụt giảm mạnh về sản lượng từ mỏ khí đốt quan trọng South Pars.

Mỏ khí đốt lớn nhất thế giới sẽ được khôi phục nhờ sự giúp đỡ của Nga?- Ảnh 1.

 

Trong trường hợp không đạt được mục tiêu nói trên sẽ dẫn đến tổn thất 40% sản lượng xăng tại nhà máy ngưng tụ khí đốt tự nhiên Persian Gulf Star và chi phí hóa dầu tăng thêm lên tới 12 tỷ USD mỗi năm, dữ liệu này được cung cấp bởi Viện Khí đốt Iran.

"Sản lượng khí đốt từ mỏ South Pars lớn nhất thế giới, chiếm gần 80% tổng sản lượng của Iran, vì vậy việc khôi phục sản lượng, tránh để sụt giảm thêm đóng vai trò rất quan trọng đối với Tehran", một nguồn tin cấp cao bên trong Bộ Dầu mỏ Cộng hòa Hồi giáo nói với hãng tin OilPrice.

Khu vực mỏ dầu khí South Pars có diện tích 3.700 km2 và chứa trữ lượng khí đốt ước tính khoảng 14,2 nghìn tỷ mét khối, cộng với 18 tỷ thùng khí ngưng tụ.

Những thách thức chính để khôi phục sản lượng được chỉ ra bao gồm công nghệ lạc hậu, căng thẳng địa chính trị với phương Tây, cũng như các nhà thầu địa phương và Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả.

Trong tình huống này, theo chuyên gia năng lượng Simon Watkins của tờ OilPrice, Nga sẽ giúp khôi phục và phát triển địa điểm khai thác.

Mỏ khí đốt lớn nhất thế giới sẽ được khôi phục nhờ sự giúp đỡ của Nga?- Ảnh 2.

Nga sẽ giúp Iran khôi phục sản lượng của khu mỏ South Pars?

Quỹ Phát triển Quốc gia Iran ước tính sản lượng khí đốt của nước này sẽ giảm ít nhất 25% trong 10 năm tới do trữ lượng tại các mỏ giảm, trong đó khu vực South Pars đang phải đối mặt mức sụt giảm tới 30%.

Tình trạng tồi tệ này theo hy vọng sẽ được các chuyên gia từ Nga khắc phục, bởi họ có công nghệ và kinh nghiệm.

Iran đang trong giai đoạn thay thế dần các công ty dịch vụ dầu mỏ của phương Tây tại các mỏ của mình, bằng những nhà thầu đến từ Nga và Trung Quốc.

Như chuyên gia Watkins viết, sự lựa chọn giữa các đối tác mới tuân theo một mô hình đơn giản - khi cần thiết, ngoài mức độ phát triển về công nghệ, bản thân công việc phải được thanh toán từ quỹ ngoài ngân sách, khi đó các công ty Trung Quốc sẽ được chọn, còn nếu kinh phí đến từ ngân sách nhà nước thì sẽ thuộc về đại diện của Nga.

Rõ ràng ở một khía cạnh nào đó, kịch bản thứ hai có lợi hơn đối với Tehran, bởi vì các nguồn tài nguyên đang được khai thác vẫn thuộc quyền sở hữu nhà nước Iran.

Theo OilPrice

Theo Bạch Dương

Giáo Dục Thời Đại

Trở lên trên