Món ăn được mệnh danh là "insulin tự nhiên" trên bàn ăn của người Nhật: Giúp hạ đường huyết, giảm cholesterol và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở Nhật Bản lại thấp hơn nhiều. Vậy điều gì đã góp phần làm nên thành tựu này?
- 12-01-2022Loại nước quen thuộc "cướp đi mạng sống" của giám đốc 36 tuổi: Phá gan - hại thận - thủng dạ dày, độc hại đến thế mà nhiều người vẫn không từ bỏ được
- 12-01-2022Loại cây Trung Quốc coi như vật báu giúp trường thọ, lọc khí độc: Người Việt thường nhổ bỏ
- 10-01-20223 tín hiệu cho thấy bệnh tiểu đường ngày càng nặng, bác sĩ khuyến cáo để hạ đường huyết nhanh cần tăng cường tiêu thụ 6 loại rau này
Theo thông tin mới được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố trong năm 2021, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình là 85,03 - cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường ở người Nhật cũng thấp hơn người dân các quốc gia khác.
Theo các khảo sát, chế độ ăn uống của người Nhật được xem là vô cùng lành mạnh và khoa học. Trong đó, mì kiều mạch chính là một món thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người dân nơi đây.
Kiều mạch thuộc nhóm thực phẩm được gọi là Pseudocereals (giả ngũ cốc), bên cạnh các loại giả ngũ cốc phổ biến khác như diêm mạch, hạt Amaranth. Mặc dù có tên là kiều mạch (Buckwheat) nhưng nó lại không liên quan đến lúa mì và không chứa gluten - một chất có thể gây các tác dụng phụ như mệt mỏi, sưng phù, tiêu chảy và táo bón luân phiên, giảm cân bất thường, hỏng đường ruột) ở một số trường hợp nhất định.
So với các loại ngũ cốc khác, giá trị dinh dưỡng của kiều mạch vượt trội hơn hẳn. Hơn nữa, mì kiều mạch không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là “insulin tự nhiên”, có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Với các đặc tính của mình, kiều mạch chính là “siêu thực phẩm” trong chế độ ăn lý tưởng cho người tiểu đường.
1. Chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số đặc trưng cho tốc độ phân hủy và chuyển hóa carbohydrate thành glucose, tốc độ tăng lượng đường trong máu tương ứng với quá trình sản xuất insulin.
Trên thang chỉ số đường huyết (GI) (đánh giá mức độ tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn của một số loại thực phẩm), kiều mạch có điểm số từ thấp đến trung bình, chứng tỏ không gây tăng đường huyết đột ngột.
Cụ thể, GI của kiều mạch đun sôi trong nước bằng 40 đơn vị. Thông thường, nấu chín thức ăn và xử lý nhiệt kéo dài sẽ làm tăng GI của chúng. Đối với kiều mạch thì ngược lại, chỉ số carbohydrate giảm trong quá trình nấu, điều này liên quan đến khả năng hấp thụ nước của ngũ cốc.
Tuy nhiên, nước không chỉ làm giảm GI mà còn làm giảm lượng hợp chất hữu ích cho cơ thể. Để giữ được tối đa thành phần hóa học tự nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu kiều mạch mà nên hấp với nước sôi qua đêm theo tỷ lệ 1: 2.
2. Có khả năng làm giảm đường huyết
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.
Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Trong các loại thực phẩm, kiều mạch có hàm lượng fagopyritol và D-chiro-inositol cao nhất - hoạt chất đã được chứng minh là giúp cân bằng lượng đường trong máu sau bữa ăn nhờ khả năng khiến cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin (hormone khiến các tế bào hấp thụ đường từ máu). Một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy kiều mạch còn hỗ trợ giảm lượng đường trong máu từ 12-19%.
Ngoài ra, trong kiều mạch còn một lượng lớn Rutin. Chất này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống khối u, chống kết tập tiểu cầu, có tác dụng bảo vệ thận, niêm mạc đường tiêu hóa, giảm tổn thương cơ quan do thiếu máu cục bộ ở bệnh tiểu đường.
Kiều mạch là thực phẩm thay thế hoàn hảo, bổ sung trong chế độ ăn của những người bệnh tiểu đường để hỗ trợ cho quá trình điều trị ổn định đường huyết.
3. Nhiều dưỡng chất quý giá cho cơ thể
Trong kiều mạch còn chứa các nguyên tố vi lượng: như magiê, sắt, đồng, selen, kali và các nguyên tố có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch khác.
Đặc biệt, kiều mạch có hàm lượng flavonoid cao. Các thí nghiệm đã cho thấy, ngoài tác dụng làm giảm đường huyết, các hoạt chất có trong kiều mạch có thể hạ lipid máu, làm sạch các gốc tự do và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cho cảm giác no lâu, mì kiều mạch còn là thực phẩm hoàn hảo cho bệnh nhân cao huyết áp, mỡ máu.
Trí Thức Trẻ
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ