MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Món rau dân dã được ví như “cỏ trường sinh”: Rất thích hợp để dưỡng sinh, lại bổ gan thận, giảm mỡ máu, rất dễ chế biến

12-08-2021 - 13:35 PM | Sống

Món rau dân dã được ví như “cỏ trường sinh”: Rất thích hợp để dưỡng sinh, lại bổ gan thận, giảm mỡ máu, rất dễ chế biến

Mặc dù là một loài rau dại, nhưng rau sam có rất nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe, được mệnh danh là "cỏ trường sinh".

Rau sam là một trong những loại rau dại tự mọc trên khắp các đồng cỏ, còn được gọi là rau răng ngựa, trường thọ thái, mã xỉ thái… Rau sam có thể dùng để ăn, đồng thời được dùng như một bài thuốc Đông y chữa bách bệnh trong dân gian.

1. Giá trị dinh dưỡng của rau sam

Tốt cho tim mạch

Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: trong 100gr rau sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%. Với lượng kali tương đối cao, rau sam rất tốt cho việc lợi tiểu, hỗ trợ hệ bài tiết và kiểm soát bệnh huyết áp cao.

Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào - yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể. Ngoài ra, rau sam còn chứa axit béo không no có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa và bài tiết chất béo trong đường ruột, hỗ trợ điều hòa mỡ máu. Vì vậy, đối với những người cao tuổi có nguy cơ về bệnh tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp... thì việc ăn nhiều rau sam có lợi ích nhất định đối với sức khỏe.

Thúc đẩy quá trình chữa lành các bệnh viêm loét

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP... Các chất dinh dưỡng này hỗ trợ quá trình thúc đẩy chức năng sinh lý của tế bào biểu mô và đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết loét. Ngoài ra, rau sam còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ, đi ngoài ra máu và huyết trắng ở phụ nữ.

Món rau dân dã được ví như “cỏ trường sinh”: Rất thích hợp để dưỡng sinh, lại bổ gan thận, giảm mỡ máu, rất dễ chế biến - Ảnh 1.

Kháng khuẩn

Thực nghiệm cho thấy rau sam có thể ức chế khuẩn Escherichia coli, Shigella, virus cảm cúm và các loại nấm gây bệnh ngoài da. Do đó, rau sam có tác dụng chống viêm và kháng các loại khuẩn gây bệnh kiết lỵ, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính và viêm tuyến vú.

Thanh nhiệt và giải độc cơ thể

Y học Trung Quốc đã giải thích về công dụng của rau sam như sau: “Vị hanh, tính lạnh, không độc. Thâm nhập được vào ruột già, lá lách, kinh lạc.” Đắp ngoài da có thể dùng để trị mụn nhọt, sưng tấy, herpes zoster…

Với giá trị dinh dưỡng và khả năng trị bệnh kể trên, rau sam thực sự là một loại “cỏ trường thọ”. Rau sam không chỉ thích hợp để dưỡng sinh, mà còn giúp ích trong chữa trị bệnh tim mạch và ung nhọt. Ngoài ra, trong Trung y, rau sam còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

2. Ba trường hợp sau đây không nên ăn rau sam

Dù có tác dụng tuyệt vời, nhưng không phải ai cũng thích hợp dùng rau sam. Nhưng trường hợp dưới đây không nên sử dụng loại rau này:

Người mắc bệnh tỳ vị và tiêu chảy do lạnh: Rau sam vị hanh chua tính hàn, không nên dùng cho người tỳ vị yếu và lạnh, người mắc chứng tiêu chảy do lạnh.

Phụ nữ có thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ: Thí nghiệm trên động vật cho thấy, rau sam làm co tử cung. Trung y cũng chỉ ra rằng ăn rau sam làm tăng nguy cơ sảy thai ở thai phụ. Do đó, phụ nữ có thai không nên ăn rau sam.

Người đang uống thuốc Bắc: Thuốc Bắc và rau sam khắc nhau, nếu bạn đang uống thuốc Bắc, tuyệt đối không được ăn rau sam.

Theo Aboluowang

Thiên An

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên