Một đặc trưng của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, có thể biến mất ở thành phố Trung Quốc
"Ông muốn dùng gì thưa ngài?"; "Trà sữa đang đến đây!" - nằm giữa những văn phòng cao tầng của các ngân hàng và công ty đa quốc gia ở khu trung tâm, những người bán hàng rong trên Phố Stanley, Hong Kong (Trung Quốc) phục vụ những cốc trà sữa nghi ngút khói cho những người lao động dậy sớm.
- 10-03-2023Vượt Trung Quốc, quốc gia châu Á này trở thành 'mỏ vàng mới' của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới
- 09-03-2023Nước châu Á phát hiện mỏ "vàng trắng" khủng, đủ "vô hiệu hóa" cấm vận phương Tây: Lợi ích lớn về tay... Trung Quốc?
- 09-03-2023Khủng hoảng năng lượng chạm đến 2 nền kinh tế lớn châu Á, doanh nghiệp nhận "đòn chí mạng", lo ngại mất đi truyền thống
Công việc sẽ tất bật hơn vào giờ ăn trưa, phục vụ những suất cơm nóng hổi với thịt rán. Đến buổi tối, những ly bia kêu lanh canh khi các món ăn Quảng Đông được bày ra trên những chiếc bàn ven đường.
Hàng rong, vốn là một nét văn hóa độc đáo của nhiều nước châu Á nhưng hiện ở Hong Kong ( Trung Quốc ) chỉ còn một số ít quầy hàng như vậy, người bán hàng rong Wily Chan Chiu-wah cho biết.
Nhiều thập kỷ trước, đường phố tràn ngập các quầy hàng và khách hàng. "Bây giờ hầu như không còn nữa... Chúng tôi đã là những người may mắn rồi", Chan nói, ném cơm và trứng vào một cái chảo lớn, rồi xúc cơm chiên ra đĩa chờ sẵn và lấy khăn lau trán.
Lo lắng về vệ sinh, an toàn và tắc nghẽn đường phố, các quan chức thành phố đã thực hiện các bước vào những năm 1970 để hạn chế hoạt động này.
Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) đã không cấp bất kỳ giấy phép mới nào kể từ những năm 1970, trong khi những giấy phép hiện có chỉ có thể được chuyển giao cho các thành viên trong gia đình.
Những quy tắc đó đã làm giảm số lượng người bán hàng rong hợp pháp từ 50.000 người vào năm 1974 xuống còn khoảng 6.000 người hiện nay, theo hồ sơ thành phố.
Bắt đầu từ năm ngoái, thành phố liên tục có những biện pháp giảm số lượng hàng rong, tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật, hạn chế cấp và chuyển nhượng giấy phép bán hàng.
Nếu các chính sách này không được thay đổi, hình thức bán hàng rong - với sức hút du lịch và lợi ích kinh tế - có thể biến mất sau 50 năm nữa, Yip Po-lam, người đứng đầu một nhóm quan chức tìm hiểu về những người bán hàng rong, cho biết.
Yip cho biết chính quyền thành phố cần phải hành động nhanh chóng. "Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn giữ lại hình thức buôn bán này", bà Yip nói.
"Các siêu thị thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn sẽ sớm trở thành sự lựa chọn duy nhất cho người mua sắm. Nếu nhìn từ quan điểm xóa đói giảm nghèo, văn hóa và du lịch hoặc kinh tế địa phương, thì bạn nên phát triển nó", bà nói thêm.
Hàng rong từng là huyết mạch kinh tế của nhiều thế hệ người dân ở Hong Kong (Trung Quốc). Các quầy hàng rong cung cấp thực phẩm và đồ gia dụng tiện lợi, thường có giá phù hợp với tầng lớp lao động, đồng thời cung cấp cho các nhân viên văn phòng những bữa ăn bình dân.
Chan Kwan-yick, 72 tuổi, đã kéo chiếc xe đẩy của mình quanh Hong Kong hơn 40 năm. Ông bán nhiều món ăn nhẹ truyền thống của địa phương như boot jai go (bánh đậu đỏ) tại gian hàng của mình ở Fanling.
Ông bán được tới 450 suất mỗi ngày vào mùa đông và lên tới 300 suất mỗi ngày vào mùa hè. Ông vẫn lạc quan về việc bán hàng rong. "
"Liệu chúng tôi có biến mất hoàn toàn không? Tôi không nghĩ vậy. Không có hàng rong, xã hội vắng lặng và trống rỗng", ông nói.
Thể thao văn hóa