Một Fed thất thường có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024
Fed đang ngày càng khó đoán.
- 28-12-2023“Napoleon của Phố Wall”: Củng cố vị trí dẫn đầu bằng cách tận dụng sai lầm của đối thủ, chiếm gần 1/5 tổng lợi nhuận toàn nhà băng Mỹ
- 28-12-2023Dù vướng vòng lao lý, tài sản của người đàn ông này vẫn tăng thêm 608 nghìn tỷ: Cái tên rất quen thuộc
- 27-12-2023Mất đất vì đường cao tốc chạy qua, chủ nhà "nảy số" với cơ hội hái ra tiền: Thành công xây dựng đế chế hàng trăm triệu USD
Cục Dự trữ Liên bang có thể chế ngự bong bóng tiền tệ của Mỹ hay không vẫn là yếu tố lớn nhất đối với triển vọng kinh tế toàn cầu. Ngân hàng trung ương Mỹ đã có bước đi ôn hòa đầy bất ngờ tại cuộc họp gần đây nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ nhưng sau đó đã phải rút lại một số tuyên bố.
Fed đang có kế hoạch cắt giảm thêm 1.100 tỷ USD khỏi bảng cân đối kế toán vào năm tới. Chắc chắn sẽ có những sự cố tài chính và một Fed thất thường sẽ chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Đây có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024, theo nhà kinh tế học Andy Xie.
Thị trường trái phiếu Mỹ suýt gặp thảm họa trong tháng 10. Lợi suất trái phiếu tăng cao làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu chính phủ Mỹ có thể tiếp tục vay hàng nghìn tỷ USD để duy trì hay không. Mỹ được cho là đang ngày một gặp khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và đảm bảo ngân sách hoạt động cho chính phủ.
Chính phủ Mỹ đã vay 2.000 tỷ USD trong năm tài chính 2023. Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán mức thâm hụt tài chính hàng năm sẽ là ít nhất 6% GDP trong 10 năm tới. Kỳ vọng lãi suất giảm sẽ giúp chính phủ vay đủ tiền để duy trì mọi hoạt động. Và đây có lẽ là động lực chính đằng sau việc Fed thay đổi quan điểm.
Thị trường Mỹ hoan nghênh quan điểm ôn hòa của Fed. Nếu bong bóng hiện tại mở rộng trong vài tháng, lạm phát chắc chắn sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Fed cần đảm bảo bong bóng không quá nóng hoặc quá lạnh để duy trì nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
Mỹ là một nền kinh tế bong bóng, Andy Xie nhận xét. Chỉ số rõ ràng nhất chứng mình điều này là tỷ lệ tài sản trên giấy so với GDP ngày càng tăng. Yếu tố thúc đẩy bong bóng vĩ mô luôn là nguồn cung tiền quá mức. Bảng cân đối kế toán của Fed cũng là một minh chứng khi khoảng 4.000 tỷ USD đã được bổ sung để hỗ trợ hệ thống tài chính trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Bên cạnh đó, khoảng 4.000 tỷ USD nữa cũng được bổ sung trong thời Covid-19.
Đại dịch đã làm gián đoạn nguồn cung, và việc kích thích tiền tệ không thể giải quyết được vấn đề này. Thay vào đó, nó chỉ làm cho tình hình bong bóng tệ hơn nhưng Fed vẫn chưa sửa chữa sai lầm này. Cho đến nay, bảng cân đối kế toán của Fed đã bị cắt giảm khoảng 1.200 tỷ USD, với phần lớn lượng tiền dư thừa sẽ bị lạm phát hấp thụ.
Thật kỳ lạ khi Fed báo hiệu rằng cuộc chiến lạm phát đã kết thúc. Thị trường lao động thắt chặt, giá lương thực và tiền thuê nhà tăng cao, tiền lương tăng mạnh, và năng suất thấp đều dẫn đến một nền kinh tế dễ bị lạm phát.
Chính sách mở rộng tiền tệ với quy mô lớn đã gây ra bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ và thâm hụt tài chính lớn. Nếu tiếp tục, thâm hụt tài chính của Mỹ sẽ ngày càng lớn hơn. Kết quả là, thị trường trái phiếu Mỹ sẽ trở thành động lực cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng liệu thế giới có đủ tự tin để bỏ hết trứng vào giỏ này không?
Xu hướng hiện tại là không tốt cho Mỹ về lâu dài. Việc neo giá giữa đồng nhân dân tệ và đồng đô la đang khiến đồng tiền của Mỹ được định giá quá cao khi các loại tiền tệ khác phải cố gắng duy trì khả năng cạnh tranh với đồng nhân dân tệ. Khu vực sản xuất bị thu hẹp và thâm hụt thương mại gia tăng là những dấu hiệu của việc đồng đô la được định giá quá cao. Đây là lý do tại sao, mặc dù trợ cấp tăng lên, ngành sản xuất của Mỹ vẫn đang khó khăn. Nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào chi tiêu thâm hụt của chính phủ.
Lợi suất trái phiếu Mỹ cần phải cao để thu hút đủ tiền nhằm bù đắp thâm hụt của chính phủ. Nếu lãi suất giảm, nhiều người sẽ sẵn sàng đổ tiền vào thị trường hơn. Fed có vẻ muốn khơi dậy những kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất thay vì hành động thực sự. Nhưng câu hỏi đặt ra là tình trạng như vậy có thể kéo dài bao lâu?
Tham khảo: SCMP
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Một khi Fed cắt giảm lãi suất lần 2, tài sản nóng nhất nhì năm nay dự đoán tăng chứ không giảm: Cái tên này quá quen thuộc
- Thị trường ‘nín thở’ chờ cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này: Câu hỏi gây tranh cãi về quyết định cắt giảm lãi suất sẽ sớm sáng tỏ
- Quan chức Fed bác bỏ khả năng suy thoái, dự báo cắt giảm lãi suất vào cuối năm
- Fed sẽ không cắt giảm lãi suất khẩn cấp’: 5 chuyên gia thị trường đồng loạt lên tiếng phân tích giữa đồn đoán
- Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?