MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một mặt hàng của Việt Nam đang được Brazil chi mạnh tay nhập khẩu với giá rẻ, tăng hơn 1.000 lần về lượng và hơn 300 lần về giá trị trong tháng 7/2023

03-09-2023 - 06:32 AM | Thị trường

Một mặt hàng của Việt Nam đang được Brazil chi mạnh tay nhập khẩu với giá rẻ, tăng hơn 1.000 lần về lượng và hơn 300 lần về giá trị trong tháng 7/2023

Giá xuất khẩu mặt hàng này sang Brazil đã giảm gần 60% so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 7/2023 đạt hơn 1 tấn với kim ngạch hơn 732,1 triệu USD, tăng nhẹ 0,1% về lượng và giảm 10% về trị giá so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép của nước ta thu về 4,99 tỷ USD với hơn 6,39 triệu tấn, tăng 18,2% về lượng nhưng giảm 11,3 % về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu sắt thép các loại trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt 780,4 USD/tấn, giảm gần 25% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường, trong 7 tháng đầu năm, Italy là thị trường lớn nhất nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam. Cụ thể trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này thu về hơn 760,5 triệu USD với 1,05 triệu tấn, tăng 206,2% về lượng và tăng 56,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu trung bình 7 tháng đầu năm 2023 sang thị trường Italy đạt 722,94 USD/tấn, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng sau Italy là thị trường Campuchia và Mỹ với tổng giá trị xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm lần lượt là 657,2 và 591,8 triệu USD.

Một mặt hàng của Việt Nam đang được Brazil chi mạnh tay nhập khẩu với giá rẻ, tăng hơn 1.000 lần về lượng và hơn 300 lần về giá trị trong tháng 7/2023 - Ảnh 1.

Đáng chú ý, vì giá xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh so với 2022 nên thị trường chứng kiến lượng tăng đột biến ở nhiều nước xuất khẩu. Trong đó phải kể đến Brazil.

Cụ thể, trong tháng 7/2023, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Brazil đạt 43,4 nghìn tấn với kim ngạch 24,98 triệu USD. Trong khi đó, tháng 7/2022, Brazil chỉ nhập khẩu 43 tấn sắt thép với kim ngạch đạt hơn 66,5 nghìn USD. Như vậy, nhập khẩu sắt thép từ Việt Nam của Brazil trong tháng 7 gấp hơn 1.000 lần về số lượng và hơn 375 lần về trị giá.

Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép các loại sang Brazil đạt 221,8 nghìn tấn, trị giá hơn 150,1 triệu USD, gấp hơn 29 lần về lượng và hơn 12 lần về giá trị. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 676,7 USD/tấn, giảm 58,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Một mặt hàng của Việt Nam đang được Brazil chi mạnh tay nhập khẩu với giá rẻ, tăng hơn 1.000 lần về lượng và hơn 300 lần về giá trị trong tháng 7/2023 - Ảnh 2.

Theo hiệp hội ngành thép nước này, Aço Brasil, sản lượng thép của Brazil đã giảm 8,6% từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, xuống còn 18,6 triệu tấn. Là nhà sản xuất thép hàng đầu trên toàn cầu, Brazil chứng kiến sản lượng giảm 4,7% trong tháng 7 so với cùng tháng năm trước. Chính vì vậy, quốc gia này phải nhập khẩu lượng lớn sắt thép từ nước ngoài, chứng kiến mức tăng mạnh 78,5% trong cùng kỳ.

Tại thị trường trong nước, xu hướng của giá thép cho đến nay là giảm, các doanh nghiệp liên tục hạ giá để tăng tính cạnh tranh, kích thích nhu cầu. Trong đó, giá bán thép xây dựng có tới 16-17 đợt giảm liên tiếp, xuống còn 13,5-15 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, chủng loại.

Nguyên nhân bắt nguồn từ giá nguyên liệu sản xuất thép những tháng đầu năm 2023 ở mức cao khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ. Trong khi đó, tiêu thụ thép trong nước yếu do thị trường bất động sản vẫn đình trệ, giải ngân đầu tư công chậm, các dự án nhà ở xã hội mới được triển khai chưa nhiều, hệ thống ngân hàng kiểm soát chặt tín dụng.

Bên cạnh đó, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu thép và liên tục giảm giá để cạnh tranh, đưa giá thép xuống mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, do nhu cầu tại thị trường nội địa suy yếu. Các chuyên gia nước này dự đoán, sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt 77 triệu tấn trong năm nay, tăng hơn 14% so với năm ngoái.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên