Một quốc gia châu Á được dự đoán TTCK đạt 10.000 tỷ USD trong vài năm nữa, ‘soán ngôi’ Đức, Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới năm 2027
Dự đoán này dựa trên cơ sở nền kinh tế đang phát triển và những cải cách bền bỉ của nước này.
- 23-02-2024Cô gái 23 tuổi làm thêm “sương sương” cũng kiếm được 3 tỷ đồng/năm, tiết lộ công việc ai cũng có thể bắt đầu chỉ với hơn 120.000 đồng
- 23-02-2024Những căn biệt thự từng có giá bằng cả một gia tài đang được dùng để... nuôi dê: Ví dụ đầy "trái ngang" phản ánh tình cảnh của ngành BĐS Trung Quốc
- 23-02-2024Thời hoàng kim đã qua của nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Tăng trưởng kinh tế gặp ‘vật cản’ lớn, ‘người tài’ khan hiếm, năm 2035 có thể thiếu tới…7 triệu lao động lành nghề
Các nhà phân tích tại Jefferies lưu ý rằng giá trị thị trường chứng khoán Ấn Độ sẵn sàng tăng hơn gấp đôi, chạm ngưỡng 10.000 tỷ USD vào năm 2030. Dự đoán này dựa trên cơ sở nền kinh tế đang phát triển và những cải cách bền bỉ của nước này.
Với trị giá 4.300 tỷ USD, Ấn Độ là thị trường chứng khoán lớn thứ 5 thế giới. Chứng khoán Ấn Độ liên tục mang lại lợi nhuận hàng năm 10% trong suốt 20 năm.
Các nhà phân tích của Jefferies cho biết, ngay cả sau những thành tích đáng kinh ngạc đó, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Ấn Độ vẫn có thể kỳ vọng đạt lợi nhuận 8% -10% trong 5 đến 7 năm tới.
Các nhà phân tích viết: “Giả sử lợi nhuận của thị trường đúng với lịch sử 15-20 năm qua, Ấn Độ sẽ trở thành thị trường gần 10.000 tỷ USD vào năm 2030. Điều mà các nhà đầu tư lớn toàn cầu không thể bỏ qua”.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ nổi lên như một điểm nóng đầu tư toàn cầu. Đặc biệt là khi quốc gia cạnh tranh là Trung Quốc đang nỗ lực hạn chế việc các nhà đầu tư rời đi vì tình trạng bất ổn.
Nền kinh tế không bùng nổ như kỳ vọng, thị trường chứng khoán sụt giảm và khó khăn chưa chưa có hồi kết trên thị trường BĐS Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nước ngoài quay sang chú ý đến Ấn Độ. Thị trường chứng khoán của Ấn Độ đã tăng hơn 31% trong năm ngoái.
Trong khi đó, cải cách hệ thống tài chính, động lực địa chính trị thuận lợi, bối cảnh kinh doanh ngày càng phát triển và sự chú trọng của Ấn Độ vào xuất khẩu dịch vụ đều đang thúc đẩy triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lợi nhuận của thị trường chứng khoán. GDP của Ấn Độ đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7% trong thập kỷ qua.
"Trong 4 năm tới, GDP của Ấn Độ có thể sẽ chạm mốc 5.000 tỷ USD, vượt qua Nhật Bản và Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 vào năm 2027. Ấn Độ cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất với những thuận lợi về nhân khẩu học (cung cấp lao động ổn định), cải thiện sức mạnh thể chế và cải thiện quản trị", ghi chú của các nhà phân tích Jefferies cho biết.
Theo MI
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng