Một quốc gia dự đoán trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau 7 năm nữa: Thời của người Ấn đã đến?
Ngày 12/7, Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) Michael Patra đã có bài phát biểu trước các quan chức Cơ quan Hành chính Ấn Độ (IAS) tại Học viện Hành chính Quốc gia Lal Bahadur Shastri ở Mussoorie.
- 12-07-2024Từng tăng tới 19% nhưng cũng từng giảm về 0: Lãi suất Fed thay đổi thế nào trong 50 năm qua để nền kinh tế lớn nhất thế giới vận hành trơn tru?
- 12-07-2024Chuyên gia: Phi đô la hoá đang được truyền thông 'thổi phồng', nhưng vẫn là 'cơn sóng ngầm' đối với đồng USD và kinh tế Mỹ
- 11-07-2024Nghịch lý "cơm hộp" ở nền kinh tế lớn nhất nhì châu Á: Lương tăng 'ầm ầm' nhưng người dân 'chẳng thèm' tiêu tiền, Nhật Bản sẽ trở nên 'già nua' và mất dần sức ảnh hưởng?
Phó Thống đốc Patra cho biết Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2031 và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2060. Dự đoán này dựa trên các yếu tố ổn định như tỷ lệ vốn đầu tư, tài chính, kinh tế vĩ mô, nhân khẩu học…
Ông khẳng định chính sách tiền tệ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ theo mức lạm phát toàn cầu. Điều này sẽ giúp duy trì giá trị của đồng ruppee cả trong và ngoài nước.
“Ổn định giá cả là yếu tố tốt nhất mà chính sách tiền tệ có thể đóng góp để củng cố nền tảng cho quỹ đạo tăng trưởng trong vài thập kỷ tới”, ông nói. Điều này chuẩn bị cho việc quốc tế hoá đồng rupee và sự nổi lên của Ấn Độ như một cường quốc kinh tế của thế giới tương lai.
Phó Thống đốc ước tính nếu Ấn Độ có thể tăng trưởng ở mức 9,6% mỗi năm trong 10 năm tới, nước này sẽ thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp và trở thành một nền kinh tế phát triển.
Ông giải thích: “Những thành tựu này cần được phản ánh qua thu nhập bình quân đầu người với 2 cột mốc: Mức thu nhập bình quân đầu người từ 4.516 đến 14.005 USD để đạt được vị thế quốc gia có thu nhập trung bình và vượt xa mức đó để đạt được vị thế của một quốc gia phát triển ngày nay”.
Ông nói rằng tỷ giá hối đoái hiện tại trên thị trường có thể biến động mạnh. Do đó, việc áp dụng chúng làm mẫu số cho GDP tính bằng tiền tệ quốc gia có thể không phù hợp để so sánh giữa các nước.
Một biện pháp thay thế là ngang giá sức mua (PPP) - đo lường tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ có thể mua được. Ông Patra cho biết nếu xét về PPP, Ấn Độ đã là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cũng dự đoán rằng, Ấn Độ sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2048 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xét về khía cạnh PPP.
“Thời đại của Nhật Bản bắt đầu từ những năm 1960 và kéo dài đến những năm 1980. Thời đại của Trung Quốc bắt đầu từ đầu những năm 1990, đưa nước này lên vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thời của Ấn Độ đã đến từ năm 2010”, ông Patra nói.
Tuy nhiên, ông lưu ý Ấn Độ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức khác nhau liên quan đến năng suất lao động, cơ sở hạ tầng, đóng góp của ngành sản xuất trong GDP và xanh hóa nền kinh tế để phát triển bền vững
Theo India Times
Nhịp Sống Thị Trường