Một trong những doanh nghiệp "nóng" nhất HNX thời đại dịch với mức tăng 600% bị hủy niêm yết cổ phiếu vì khoản lỗ nặng năm 2022
Cổ phiếu DNM đã tăng gần 600% chỉ sau 7 tháng trong năm 2022.
- 09-05-2022Chủ tịch HĐQT bất ngờ nộp đơn xin từ nhiệm tại Y tế Danameco (DNM) vì lý do riêng
- 21-10-2020Nhu cầu khẩu trang tăng mạnh, Danameco (DNM) báo lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2020 tăng cao gấp 10 lần cùng kỳ
- 02-08-2020Nhu cầu khẩu trang y tế tăng đột biến, cổ phiếu Danameco (DNM) tăng 8 lần trong năm 2020
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ra thông báo sẽ hủy niêm yết 5,2 triệu cổ phiếu DNM của CTCP Y tế Danameco (mã chứng khoán: DNM) từ ngày 24/7. Ngày giao dịch cuối cùng là 21/7.
Lý do được phía HNX đưa ra là do Danameco có tổng số lỗ lũy kế ngày 31/12/2022 vượt quá vốn điều lệ thực góp. Đây là trường hợp hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020 của Chính phủ.
Trong thời đại dịch Covid-19 bùng phát, cổ phiếu DNM là một trong những cổ phiếu "nóng" nhất trên sàn chứng khoán. Trước giai đoạn 2020, cổ phiếu này thường xuyên giao dịch dưới mệnh giá và gần như không có thanh khoản. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/1/2020, cổ phiếu này có giá 8.330 đồng/cp.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện những ca nhiễm được phát hiện, thị giá DNM đã liên tục tăng. Chỉ sau 7 tháng, thị giá mã này đã gấp hơn 7 lần lên và đạt đỉnh lịch sử 60.190 đồng/cp với tăng khoản tăng lên vào trăm nghìn khớp lệnh mỗi phiên. Sau đó cổ phiếu có sự điều chỉnh và duy trì được mức giá trên 20.000 đồng/cp trong hơn 2 năm.
Đến tháng 3 năm 2022, cổ phiếu này lại một lần nữa "nổi sóng" khi tăng từ mức 37.500 đồng/cp lên 63.330 đồng/cp, tương ứng mức tăng gần 70% sau nửa tháng. Ngay sau đó thị giá cổ phiếu này đã lao dốc và bị hủy niêm yết như hiện tại.
Danameco lỗ đậm trong năm 2022, nhận hàng loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán
Danameco tiền thân là Trạm Vật tư y tế Quảng Nam - Đà Nẵng, được Sở Y Tế Quảng Nam - Đà Nẵng thành lập từ năm 1976. Công ty được đổi tên thành Tổng công Y tế Danameco theo quyết định số 3596 do Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2004, và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 7 năm 2005.
Đơn vị này chuyên sản xuất và phân phối vật tư y tế gồm các dụng cụ y tế đến vật tư tiêu hao gây mê và hô hấp, kim bấm phẫu thuật... Đặc biệt, doanh nghiệp này còn sản xuất và phân phối cả khẩu trang, trang phục chống dịch... những vật dụng rất cần thiết trong những dịch Covid-19 bùng phát vừa qua.
Xét về cơ cấu cổ đông của Danameco, ông Dịp Văn Minh đang là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 1,2 triệu cổ phiếu DNM, tương ứng với 24% vốn điều lệ. Tuy nhiên, vị này hiện đang không nằm trong HĐQT cũng như các cấp lãnh đạo của công ty. Cổ đông lớn thứ hai là Chủ tịch HĐQT Võ Anh Đức với 22,45% vốn. HĐQT đơn vị này còn 2 người khác là ông Lê Văn Nam sở hữu 4,8% vốn và bà Huỳnh Thị Li Li - kiêm Tổng giám đốc.
Danameco niêm yết cổ phiếu DNM trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kể từ năm 2011. Kể từ thời điểm đó đến nay, doanh nghiệp đã đều đặn có lãi từ vài tỷ đến vài chục tỷ mỗi năm. Đặc biệt, đến năm 2020 - khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam khiến nhu cầu về thiết bị y tế tăng cao, Danameco đã ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục ở mức 37,1 tỷ đồng. Dù năm 2021 lợi nhuận công ty có giảm tuy nhiên vẫn cao hơn giai đoạn 2011-2019.
Tuy nhiên, ngay sau khi đại dịch được kiểm soát doanh nghiệp này đã đón nhận kết quả kinh doanh lao dốc trong năm 2022. Cụ thể, năm ngoái doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu giảm 41,7%. Giá vốn trong năm 2022 đã vượt doanh thu khiên công ty lỗ gộp 16 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, công ty báo cáo khoản lỗ ròng 100 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 25 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Danameco, năm 2022 do dịch bệnh đã được kiểm soát, nên doanh thu từ các mặt hàng chống dịch giảm mạnh làm cho doanh thu toàn tổng công ty giảm. Mặt khác, công ty đã nhập rất nhiều nguyên phụ liệu với giá thành cao để sản xuất các mặt hàng chống dịch đã khiến lợi nhuận giảm mạnh.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị để sản xuất các mặt hàng chống dịch trong giai đoạn dịch bùng phát. Đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát, nhu cầu thị trường đối với trang phục chống dịch giảm, nhưng công ty vẫn phải trích chi phí khấu hao cho số lượng máy móc đã đầu tư mặc dù không được tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính đến ngày 31/12/2022, công ty lỗ lũy kế 78,5 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ ở mức 52,5 tỷ đồng. Vì vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ còn 43,7 tỷ đồng.
Hàng loạt ý kiến ngoại trừ
Ngoài việc lỗ đậm trong năm năm qua, Danameco còn nhận hàng loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên. Theo công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt, đơn vị này không thể tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho tại nhày 31/12/2022 vì chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Bằng các thủ tục thay thế, Nhân Tâm Việt không thể đưa ra ý kiến về tính hiện và đầy đủ của tiền mặt.
Đơn vị kiếm toán cũng chưa thu thập được đầy đủ thư xác nhận các khoản nự phải thu của khách hàng tại thời điểm cuối năm 2022 là 18 tỷ đồng. Bằng các thủ tục kiểm toán thay thế Nhân Tâm Việt không thể khẳng định được tính hiện hữu, đầy đủ các khoản công nợ phải thu chưa được xác nhận nêu trên.
Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 đính kèm có bao gồm giá vốn hàng bán với số tiền 5,8 tỷ đồng; doanh thu tương ứng với giá vốn này đã được phản ánh vào KQKD năm 2021. Việc ghi nhận các giao dịch phát sinh trên là chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp chuẩn mực kế toán hiện hành.
Ngoài ra, Danameco đã phát hành hóa đơn, lập biên bàn giao ghi nhận, nghiệm thu hàng háo và ghi nhận doanh thu bán hàng trong năm 2022 với số tiền 49,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian thể hiện trong các phiếu xuất, các bút toán xuất kho và hạch toán giá vốn đối với lượng hàng nêu trên đều ghi nhận sau thời điểm ghi nhận doanh thu. Do sự không hợp lệ nêu trên, đơn vị kiểm toán không thể đưa ra ý kiến về giao dịch mua, bán các lô hàng này và ảnh hưởng đến BCTC 2022.
Sang năm 2023, Danameco đặt mục tiêu doanh thu đạt 500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận này vẫn chưa đủ khoả lấp sự chênh lệch giữa khoản lỗ luỹ kế và vốn điều lệ trong khi công ty không có kế hoạch tăng vốn trong năm nay.
Kế hoạch kinh doanh 2023 cũng không dễ hoàn thành khi những khó khăn vẫn còn hiện hữu trong quý đầu năm. Quý 1/2023, doanh thu thuần của Danameco giảm đến 65% xuống còn 50 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, công ty lỗ ròng gần 24 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 15 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường