Mua 612 đơn hàng online không mất 1 đồng trong suốt 1 tháng, người phụ nữ bị lộ chiêu thức lừa đảo tinh vi, phải trả giá đắt
Lợi dụng những lỗ hổng của các sàn thương mại điện tử, người phụ nữ Trung Quốc đã mua hàng online mà không tốn 1 đồng, thậm chí còn được nhận thêm tiền. Nhưng rồi, cô phải trả giá đắt cho hành vi của mình.
- 25-09-2023Bậc thầy mưu kế Quỷ Cốc Tử: Đàn ông càng keo kiệt 3 thứ này càng sống càng thịnh vượng, giàu có
- 21-09-2023Nhà tâm lý học tiết lộ 5 ‘không’ cha mẹ Hà Lan dùng để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới
- 20-09-2023Người phụ nữ thuê 1.500m2 đồi trọc, bỏ hơn 10 tỷ đồng làm điều mọi người gọi là 'điên rồ' nhưng chỉ hơn 1 năm sau đã thu được 'trái ngọt'
Đặt 612 đơn hàng trong một tháng mà không mất 1 đồng
Chu là một cô gái đến từ Hồ Nam, Trung Quốc. Năm 2018, cô đã sử dụng thông tin cá nhân của mình để đăng ký tài khoản trên sàn thương mại điện tử Taobao nhằm thực hiện hành vi lừa đảo đầy tinh vi.
Cô bắt đầu chiêu trò của mình bằng việc ‘điên cuồng’ đặt hàng trên Taobao. Theo đó, trong khoảng thời gian từ 7/6 đến ngày 16/6/2018, cô đã đặt đến 289 đơn hàng.
Tuy nhiên, khi nhận được gói hàng, cô Châu không đánh giá 5 sao sản phẩm như hầu hết người mua khác. Thay vào đó, cô lập tức gọi điện thoại yêu cầu người bán hoàn lại tiền. Nếu cửa hàng không hoàn trả tiền, cô nói rằng mình sẽ đánh giá 1 sao sản phẩm. Nhận tiền hoàn trả, tuy nhiên, cô Chu không hoàn trả hàng.
Do lượt đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đơn vị bán hàng online trên Taobao. Vì thế, chủ shop đồng ý hoàn trả tiền.
Trong số 289 đơn hàng đã đặt, cô Chu đã yêu cầu hoàn thành công 277 đơn. Điều này đồng nghĩa, cô đã đã mua 277 món hàng mà không mất 1 đồng nào.
Thấy chiêu thức này dễ dàng, Chu tiếp tục đặt hàng và lại yêu cầu phía người bán hoàn trả tiền như vậy. Trong vòng 5 ngày từ 1/7 đến 5/7, người phụ nữ này đã đặt 344 đơn hàng và sau đó yêu cầu hoàn lại tiền cho 343 đơn. Trong số đó, 335 đơn hàng hoàn tiền thành công, số tiền ước tính lên đến 18.842 NDT (khoảng 62 triệu đồng).
Với chiêu thức này, chỉ trong một tháng, cô Chu đã được hoàn tiền thành công 612 đơn hàng. Tuy nhiên hành vi của người phụ nữ này nhanh chóng bị người quản lý chuyên trách của Taobao chú ý đến.
Chiêu thức lừa đảo đầy tinh vi
Trên thực tế, cách thức lừa đảo của người phụ nữ này không hiếm. Những kẻ lừa đảo này chuyên đặt hàng một cách ‘điên cuồng’ trên các nền tảng mua sắm trực tuyến. Sau khi nhận được hàng, họ lập tức yêu cầu cửa hàng hoàn tiền. Các cá nhân này sử dụng quyền đánh giá sản phẩm của mình để ép người bán phải thỏa hiệp với yêu cầu hoàn tiền.
Liên quan đến hành vi của Chu, Taobao đã vào cuộc điều tra. Họ bắt đầu liên hệ với các cửa hàng mà người phụ nữ này đã thực hiện giao dịch. Việc này nhằm mục đích xác thực thông tin có phải những món hàng cô Chu nhận được đều không đúng với chất lượng mong muốn.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, các cửa hàng này đều xuất trình được giấy chứng nhận cam kết chất lượng sản phẩm. Thậm chí, cho đến khi Taobao điều tra, những chủ cửa hàng này mới biết mình bị rơi vào bẫy của người phụ nữ tên Chu.
Nhận thấy số lượng người bán hàng bị lừa đảo quá nhiều, Taobao đã kiện cô Chu ra Toà án Hàng Châu, Trung Quốc. Sau khi điều tra và xét xử, tòa án Hàng Châu đã xác định rõ hành vi của cô Chu có dấu hiệu lừa đảo. Vì thế, cô sẽ phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại về kinh tế do mình gây ra.
Theo đó, phía tập đoàn yêu cầu người này hoàn trả toàn bộ giá trị hàng hoá mà cô đã mua. Đồng thời, cô cũng phải trả tiền phí luật sư do tập đoàn mời về, khoản tiền lên đến 10.000 NDT (khoảng 33 triệu đồng). Không thể chối cãi, cô Chu thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Người phụ nữ này cho biết, sau khi đặt hàng, cô đã gọi điện cho người bán yêu cầu hoàn tiền với lý do hàng giả hay hình ảnh sản phẩm không khớp với thực tế.
Taobao cho rằng hành vi yêu cầu hàng loạt các cửa hàng hoàn tiền của cô Chu là dấu hiệu của việc lạm dụng quyền thành viên và vi phạm nghiêm trọng thoả thuận dịch vụ.
Để bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, Taobao sẽ tạm ứng và bồi thường cho khách hàng khi nhận được khiếu nại. Trong thời gian đó, người mua sẽ gửi hoàn trả hàng.
Thay vì hoàn trả lại hàng theo đúng quy định, cô Chu lại gửi cho cửa hàng một hộp hàng trống. Vì nhiều người bán quá bận rộn nên họ kí nhận hàng và không kiểm tra, đồng thời bấm nút đồng ý hoàn tiền trên hệ thống.
Cho đến khi mở gói hàng ra, nhiều người bán mới phát hiện khách hàng không hoàn trả hàng theo đúng quy định. Tuy nhiên, nếu muốn giải quyết, họ sẽ phải báo lên tập đoàn với hàng loạt thủ tục. Vậy nên, đa số các cửa hàng cho qua các trường hợp này.
Ngoài việc yêu cầu hoàn tiền, với một số cửa hàng, cô Chu còn yêu cầu người bán bồi thường từ 500-600 NDT với lý do làm mất niềm tin khách hàng. Nhiều cửa hàng dễ tính cũng đồng ý bồi thường mà không suy nghĩ nhiều.
Trước toà, cô Chu hoàn toàn nhận lỗi về mình và xác nhận sẽ hoàn trả toàn bộ tổn thất đã gây ra.
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường