Mua khoai tây để trong bếp hãy làm theo cách này: Khoai để cả năm vẫn tươi ngon, không nảy mầm, thối rữa
Thực tế việc bảo quản khoai tây trong căn bếp của các gia đình được thời gian dài vốn không khó như nhiều người nghĩ.
- 11-04-2024Khoai tây mua về đừng để trong túi nilon, đây mới là chỗ bảo quản khoai 'bao tươi', tránh mọc mầm
- 30-01-2024Khoai lang hay khoai tây tốt cho sức khỏe hơn? Lý giải từ chuyên gia khiến nhiều người bất ngờ
- 18-01-2024Thực khách phải chờ đến 38 năm để thưởng thức món bánh khoai tây thịt bò tại Nhật Bản
- 15-09-2023Vì sao khoai tây phải để trong bóng tối?
Trong bữa cơm hàng ngày, bên cạnh các món thịt hay rau thông thường, các loại củ cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu. Ngoài ra chúng cũng có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình.
Khoai tây chính là một ví dụ tiêu biểu. Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế, khoai tây cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, chất xơ, sắt hay cả protein và chất béo. Giá thành của khoai tây cũng không quá đắt, bởi vậy các gia đình thường có thói quen mỗi lần đi chợ, đi siêu thị sẽ mua số lượng lớn, nhằm sử dụng cho nhiều món ăn.
Tuy nhiên, việc bảo quản lượng lớn khoai tây trong nhà không phải ai cũng biết cách thực hiện sao cho hiệu quả. Việc bảo quản không đúng cách sẽ khiến khoai bị nảy mầm, thối rữa. Người dùng tiếp tục sử dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng món ăn, mà bỏ đi lại gây lãng phí.
Chính bởi vậy, ngay khi mua khoai tây về, người dùng hãy áp dụng các cách bảo quản để khoai tây để lâu cả năm cũng không gặp vấn đề hư hỏng. Một số phương pháp được chỉ ra có thể tham khảo như dưới đây.
1. Bảo quản trong túi nilon cùng táo
Nghe thật kỳ lạ nhưng đúng là khoai tây có thể được bảo quản cùng táo trong một chiếc túi nilon. Cụ thể, theo giải thích từ các chuyên gia, táo sẽ sản sinh ra một chất là khí ethylene. Khí này có thể ức chế hiệu quả việc sản xuất auxin trong khoai tây, từ đó làm chậm quá trình nảy mầm của loại củ này. Chính bởi vậy, việc đặt táo và khoai tây cạnh nhau có thể bảo quản khoai tây được lâu hơn mà lại không ảnh hưởng tới chất lượng của cả 2.
Người dùng hãy đặt khoai tây cùng khoảng 2-3 quả táo trong một túi nilon sau đó buộc chặt miệng túi lại. Treo ở khu vực thông thoáng, khô ráo.
2. Bảo quản khoai tây trong thùng carton
Thùng carton cũng có thể trở thành môi trường bảo quản khoai tây tốt, cùng với chút hạt tiêu, muối và nước sạch. Cách thực hiện đó như sau:
- Khoai tây khi mua về cần được rửa sạch để loại bỏ đất và bụi bẩn trên bề mặt, ngoài vỏ. Người dùng không cần quá nhẹ tay vì sợ gây tổn thương khoai tây bởi việc làm sạch các chất bẩn là cần thiết hơn.
- Trước đó hoặc sau khi rửa sạch khoai tây, người dùng chuẩn bị một chậu nước sạch rồi cho muối vào, hòa tan.
- Khi muối đã đảm bảo tan hết trong chậu nước, cho khoai tây vào và ngâm khoảng 10 phút. Việc ngâm khoai tây trong nước muối sẽ giúp ngăn chặn khoai tây mọc mầm.
- Hết thời gian chờ, lấy khoai tây ra rồi dùng khăn giấy hoặc khăn vải sạch thấm bớt nước, để khoai tây được khô, ráo nước.
- Khi bề mặt khoai tây đã được khô ráo, không còn hơi ẩm thì từ từ đặt khoai vào thùng carton. Người dùng cũng có thể thay thế thùng carton bằng các loại hộp giấy.
- Cuối cùng, người dùng rắc một chút hạt tiêu lên trên khoai tây đã xếp. Zanthoxylum bungeanum có trong hạt tiêu không chỉ giúp diệt khuẩn mà còn giúp ngăn khoai tây bị thối rữa, hư hỏng.
Sau đó lau khô, cất vào thùng carton/thùng giấy cùng chút hạt tiêu (Ảnh minh hoạ)
Khi đã thực hiện xong tất cả các bước theo như hướng dẫn, hãy đậy nắp hộp, thùng lại và để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Với cách làm này, khoai tây có thể được bảo quản tươi ngon, không mọc mầm trong 1 năm.
Mẹo chọn khoai tây tươi ngon, để được lâu
Bên cạnh mẹo bảo quản, người dùng cũng có thể tham khảo mẹo chọn mua để có được những củ khoai tây tươi ngon nhất, phục vụ cho mâm cơm gia đình.
Đầu tiên, hãy chú ý đến màu sắc của củ khoai tây. Một củ khoai tây ngon ngọt, nhiều chất dinh dưỡng sẽ có ngoại hình màu vàng thay vì màu trắng. Người mua cũng cần quan sát kỹ xem củ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hay có những dấu hiệu bị mọc mầm hay chưa. Những dấu hiệu cho thấy củ khoai tây này không những không ngon mà còn chứa nhiều chất độc hại, nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Tiếp đến, người dùng cầm củ khoai tây lên. Nếu thấy chắc tay, nặng, cũng không bị sứt mẻ quá nhiều, không có chấm sấu, mắt đen trên vỏ, không có nước chảy ra ngoài, cũng có nghĩa là củ khoai tây này là bình thường. Nên tránh mua những củ khoai tây có phần vỏ bị nhăn, ấn vào thấy mềm. Đây là những củ khoai tây không còn tươi, đã bị để lâu, héo. Dùng để nấu ăn, khoai tây cũng có vị nhạt, không ngon và không còn nhiều dưỡng chất.
Còn những củ khoai tây có nhiều vết trầy xước hay vết lõm quá sâu thì sẽ nhanh hỏng khi người mua mua về. Đặt cùng những củ lành lặn cũng sẽ khiến phần còn lại của khoai tây bị lây.
Theo aboluowang
Đời Sống Pháp Luật