Chuyên gia tài chính nhấn mạnh 4 đặc điểm của "người giàu thật": Sự xa xỉ đích thực nằm ở cách chi tiêu này
Cố vấn tài chính Ramit Sethi muốn mọi người định nghĩa lại thế nào là "giàu có".
- 29-07-2023Hậu duệ của "vua trang sức" Hồng Kông, sở hữu hơn 5.000 cửa hàng, lợi nhuận 23 tỷ đồng/năm vẫn thích ngồi vỉa hè, ăn đậu hũ thối: Trí khí tỷ phú đằng sau bề ngoài xuề xòa
- 26-07-2023Chuyện làm CEO ở tuổi 28: Nguyễn Vũ Linh - giám đốc Ivy Moda và quyết định khai tử "đứa con tinh thần"
- 25-07-2023Thương hiệu thời trang gắn liền với giới trẻ "lột xác" diện mạo, nỗ lực truyền tải thông điệp mới đến khách hàng
- 23-07-2023Một thương hiệu quốc tế phủ kín họa tiết "lạ" lên xe bus 2 tầng, gây sốt khi trình làng bộ sưu tập mới
- 20-07-2023Siêu xe 21 tỷ đồng của Lamborghini có gì hot mà cháy hàng đến hết năm 2025, người giàu đến mấy cũng phải tranh nhau xếp hàng?
Khi nghĩ về sự giàu có, nhiều người sẽ hình dung ra bức tranh với nhà nghỉ đẹp nhất gần bãi biển, mẫu xe sang mới nhất hay bữa tiệc sinh nhật xa hoa…
Nhưng với xu hướng "quiet luxury" (sự xa xỉ thầm lặng) đang lên ngôi, những người giàu có ngày càng lựa chọn sản phẩm không có logo hoặc đặc điểm nhận diện dễ thấy của các hãng cao cấp.
Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, có những dấu hiệu tinh tế khác để nhận biết một người thuộc giới siêu giàu, cố vấn tài chính Ramit Sethi cho biết gần đây.
Dấu hiệu tinh tế cho thấy một người giàu có
Có một số món đồ chẳng hạn như túi xách da hàng hiệu, đồng hồ vàng hay vỏng cổ kim cương lấp lánh tượng trưng cho địa vị, đẳng cấp và sự giàu có. Trong khi đó, một số món đồ có giá trị không cao, nhưng chúng vẫn thể hiện rằng chủ nhân là người khá giả.
Đây là 4 ví dụ yêu thích của Ramit Sethi: Có một chiếc túi phù hợp mọi dịp, có thời gian và tiền bạc để giữ gìn sức khoẻ, từ 40 USD (gần 950.000 đồng) để mua xà phòng rửa tay, chờ đợi hàng tháng để có bộ nội thất được đặt làm riêng.
Anh điểm những người giàu có yêu thích túi xách và họ có chiếc túi phù hợp cho mỗi sự kiện, như đi chợ, đi chơi vào cuối tuần, túi dùng khi du lịch biển hay dạo quanh thành phố… Anh cho rằng sự xa xỉ đồng nghĩa với việc một người có đủ ngân sách để đầu tư cho chiếc túi hợp hoàn cảnh hay biết sắm loại xà phòng đắt tiền.
"Bạn cũng phải có thời gian để duy trì hoạt động thể chất. Đối với hầu hết người làm công việc bàn giấy, việc thiết lập và giữ thói quen tập thể dục giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó, đây là dấu hiệu tinh tế cho thấy một người giàu có", Ramit Sethi chia sẻ.
Ngoài ra, việc chờ đợi hàng tháng để có được bộ đồ nội thất theo ý muốn không nhằm mục đích khoe khoang. Tưởng chừng ý kiến sở hữu đồ nội thất đặt làm riêng (custom) là ý tưởng có phần "lạc lõng". Song Ramit Sethi giải thích rằng đây không phải những món đồ mà bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào, càng không phải mặt hàng có sẵn ở cửa hàng hay nhà kho của hãng. Chúng là những món đồ được chế tạo theo yêu cầu.
Theo Atlantic Fine Furniture Mattresses, đồ nội thất làm theo yêu cầu có giá cao vì chúng được tạo ra từ nhà thiết kế và nghệ nhân lành nghề, mất thời gian và công sức, vật liệu được sử dụng thường đắt tiền.
3 điều khiến mọi người cảm thấy giàu có
Khi Ramit Sethi hỏi mọi người về những dấu hiệu yêu thích của họ về sự giàu có, anh nhận được 3 câu trả lời phổ biến. Thứ nhất là hoá đơn được thanh toán tự động. Thứ hai là không hoảng loạn về tiền phạt xe cộ. Thứ ba là có thể mua hàng mà không cần nhìn giá sản phẩm.
Thực tế, mọi người không cần phải trở nên giàu có mới đạt được 3 điều kể trên. Tuy nhiên với nhiều người, những tiêu chí này là điều "xa xỉ".
Chia sẻ với trang People, Ramit Sethi nói: "Tôi không muốn mọi người đợi đến 85 tuổi mới bắt đầu sống một cuộc sống giàu có. Tôi tin rằng bạn nên sống như vậy từ hôm nay và thậm chí giàu có hơn vào ngày mai".
Một trong những lời khuyên của cố vấn tài chính về lối sống giàu có hơn là biết khi nào nên chi tiêu và khi nào nên cắt giảm chi phí. Khi một người đã có định nghĩa về "cuộc sống giàu có" và điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn, bạn nên cắt giảm chi tiêu chi tiêu cho những thứ không giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
"Điều tôi luôn muốn hỏi là: Bạn thích tiêu tiền vào việc gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thật sự chi tiêu phung phí cho điều đó?", anh cho biết. Khi mọi người biết điều gì thật sự quan trọng, họ sẽ dễ dàng nhận ra những khoản tiêu có thể được cắt giảm "không thương tiếc".
Theo CNBC Make It, People
Nhịp sống thị trường