Năm 2019, Quốc hội sẽ bàn về tuổi nghỉ hưu
Chiều 8-6, đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
- 24-05-2018Tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
- 16-05-2018Bộ trưởng Bộ LĐTBXH: Có thể rút ngắn thời gian điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhưng sẽ không ngắn đến mức gây sốc
- 14-05-2018Nên tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2025
Cụ thể, có 426 đại biểu tham gia (chiếm 87,47%), với 426 đại biểu tán thành. Như vậy nghị quyết này đã được 100% đại biểu Quốc hội thông qua.
Trước đó, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
Theo đó, điều chỉnh thời gian trình các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8).
Đưa ra khỏi Chương trình năm 2018 các dự án luật Dân số, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Công an xã.
Ngoài ra, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 (kỳ họp thứ 7), trình Quốc hội thông qua Luật Hành chính công; Luật Kiến trúc, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Trình Quốc hội cho ý kiến, Bộ luật Lao động (sửa đổi, trong đó có bàn đến tuổi nghỉ hưu ); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam...
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh