Năm Bảy Bảy: Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục, chỉ hoàn thành 17% kế hoạch lợi nhuận năm 2022
Cùng với dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục, thị giá cổ phiếu NBB của Năm Bảy Bảy cũng đã rơi tới hơn 70% kể từ đỉnh trong 1 năm qua.
Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã CK: NBB) đã công bố BCTC quý 4/2022 và luỹ kế cả năm 2022.
Theo đó, riêng quý 4/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 176 tỷ đồng, cao gấp hơn 24 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới gần 58%, trong doanh thu thuần trong khi cùng kỳ ghi âm giá vốn nên lãi gộp còn 74 tỷ đồng, tăng 41% so với quý 4/2021.
Trong kỳ doanh thu tài chính đạt 43 tỷ đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ, tuy nhiên chi phí tài chính lên tới 66,7 tỷ đồng, hoạt động khác lỗ 14,5 tỷ đồng nên kết quả LNST đạt 15,6 tỷ đồng – khả quan hơn con số lỗ 22 tỷ đồng của quý 4/2021.
Lũy kế cả năm, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 466 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 17,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 313 tỷ đồng LNST của năm 2021.
Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, Công ty mới hoàn thành được 58% kế hoạch doanh thu và vỏn vẹn 17% kế hoạch lợi nhuận.
Bên cạnh lợi nhuận lao dốc, dòng tiền kinh doanh cũng âm. Trong năm 2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 953,6 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 103 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.007 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.942 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, trong năm 2022, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ mở rộng đầu tư.
Được biết, từ năm 2007 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính của Năm Bảy Bảy ghi nhận âm vượt số tiền 862,9 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2010, Công ty ghi nhận dòng tiền âm 351,62 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2021, Công ty cũng đã ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 103,18 tỷ đồng. Như vậy, NBB đã ghi nhận dòng tiền âm trong 2 năm liên tiếp.
Tính tới 31/12/2022, Công ty đã tăng mạnh tồn kho và các khoản phải thu lần lượt thêm 45,5% và hơn 80% lên 1.355 tỷ đồng và 1.407 tỷ đồng, điều này đã góp phần dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
Ngoài ra, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 163,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.943 tỷ đồng lên 3.130 tỷ đồng và chiếm 49% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1, cổ phiếu NBB đạt 13.250 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất hơn 70% kể từ đỉnh hồi đầu năm ngoái.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 4/2022
Xem tất cả >>- Kiếm đậm từ bán vé, phí gửi đồ và fastfood cũng thêm vài chục tỷ, Công viên nước Đầm Sen lần đầu báo lãi trăm tỷ đồng
- Doanh nghiệp BĐS: Mỗi ngày “mở mắt” phải trả hàng chục tỷ tiền lãi, riêng Novaland có chi phí lãi vay thấp "kỳ lạ"
- Trong khi nhiều doanh nghiệp gánh cả nghìn tỷ chi phí lãi vay, những DN này vẫn ung dung khi gần như không phải trả đồng nào
- Hải An (HAH) báo lãi hơn 1.000 tỷ năm 2022, sự cố va chạm của tàu Hải An City ước tính tổn thất 200 tỷ, được bồi thường 150 tỷ đồng
- Sau một năm thăng hoa nhờ Covid, doanh nghiệp sản xuất bao cao su duy nhất trên sàn chứng khoán rơi mất 30% doanh thu, lãi giảm một nửa