Nam sinh vui mừng vì nhận giấy báo trúng tuyển đại học: Đọc nội dung, bố mẹ khuyên sang năm thi lại
Sau khi biết kết quả, nam sinh này đứng giữa hai lựa chọn khó khăn.
- 27-07-2024Bố mở tiệc mừng con đỗ đại học hết 20 triệu, khi ra về mới ngã ngửa vì có người "giành" thanh toán trước, danh tính gây bất ngờ
- 25-07-2024Tôi 68 tuổi, cháu trai đỗ đại học, tôi định thưởng 70 triệu đồng, con dâu lạnh lùng từ chối: "Không cần tiền của bà!"
- 25-07-2024Mẹ khoe con đỗ đại học trên mạng xã hội nhưng không được chúc mừng, đọc bình luận chỉ thấy bẽ bàng
Không giống như các học sinh Mỹ có thể tham gia thi SAT nhiều lần, đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học cao khảo là cách duy nhất để vào các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. Hầu hết học sinh Trung Quốc chỉ được có một cơ hội duy nhất để tham gia kỳ thi cam go. Chính vì thế, có thể nói, với hàng triệu thí sinh Trung Quốc thì đây là chính giây phút mà 12 năm đèn sách cuối cùng có thể đơm hoa kết trái.
Người ta thường nói kỳ thi tuyển sinh đại học là "thi ba phần, chọn trường bảy phần". Việc thí sinh đạt điểm cao chỉ là bước đầu tiên để bước đến thành công. Sau đó, các thí sinh tiếp tục phải đối mặt với vòng tuyển chọn trường và chọn ngành vô cùng khốc liệt.
Việc đăng ký nguyện vọng là vô cùng quan trọng, bởi có những thí sinh dù điểm thi đại học cao nhưng lại "sẩy chân" trong khâu này. Hệ quả là các em bị trường từ chối hồ sơ, trượt nguyện vọng mà mình mong muốn.
Cơ chế tuyển sinh đại học
Trong quá trình đăng ký xét tuyển, các thí sinh ở Trung Quốc sẽ có lựa chọn "Có đồng ý điều chỉnh nguyện vọng" hay không. Nếu thí sinh không đồng ý điều chỉnh nguyện vọng, trong trường hợp điểm số không đủ cao, hồ sơ của các em có nguy cơ bị từ chối. Ví dụ như năm 2023, tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) có gần 50.000 thí sinh bị trường từ chối hồ sơ vì không đồng ý điều chỉnh nguyện vọng.
Thông thường, để đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh, các trường đại học sẽ dựa trên tỷ lệ 1:1,2 để xét tuyển. Ví dụ, một ngành học dự kiến tuyển 100 chỉ tiêu, nhà trường sẽ xét tuyển 120 hồ sơ. Sau đó, trường sẽ dựa vào điểm số của từng thí sinh để xét từ cao xuống thấp. Trong trường hợp 20 thí sinh có điểm thấp nhất không đồng ý điều chỉnh nguyện vọng thì hồ sơ sẽ bị từ chối.
Vì vậy, trong quá trình đăng ký xét tuyển đại học, rất nhiều thí sinh lựa chọn "đồng ý điều chỉnh nguyện vọng". Bởi lẽ, một khi hồ sơ đã bị từ chối, nếu muốn đăng ký bổ sung nguyện vọng thì khả năng cao các em sẽ chỉ còn những ngành học không mấy "khả quan".
Trường hợp của nam sinh Tiểu Trương đến từ Chiết Giang (Trung Quốc) là một ví dụ cho việc cần phải cân nhắc cẩn thận khi điều chỉnh nguyện vọng. Thí sinh này đã đạt kết quả thi đại học khá ấn tượng. Tiểu Trương luôn yêu thích thành phố Thượng Hải sôi động, tuy nhiên, với số điểm của mình, nam sinh này không có nhiều lợi thế khi lựa chọn những ngành học "hot".
Sau khi tìm hiểu tất cả các ngành học, Tiểu Trương cảm thấy đa phần các ngành đều phù hợp với mình. Nam sinh này cho rằng ngay cả khi bị điều chỉnh nguyện vọng thì khả năng cao vẫn sẽ được học ngành mình yêu thích. Hơn nữa, chỉ cần bản thân chăm chỉ học tập thì dù là ngành nào, sau khi tốt nghiệp với tấm bằng đại học danh giá, chắc chắn việc làm sẽ không thành vấn đề.
Vì vậy, Tiểu Trương đã quyết định chọn "đồng ý điều chỉnh nguyện vọng". Sau khoảng thời gian chờ đợi trong hồi hộp, gia đình Tiểu Trương vỡ òa trong sung sướng khi nhận được thông báo trúng tuyển của trường đại học mà nam sinh này hằng mong ước.
Nguyện vọng "trật đường ray", ngành học khiến cả nhà "ngã ngửa"
Trong niềm hân hoan, Tiểu Trương hồi hộp mở thông báo trúng tuyển. Vậy nhưng, niềm vui chưa được bao lâu thì nam sinh này bỗng chốc cảm thấy hụt hẫng. Bởi vì Tiểu Trương đã chọn "đồng ý điều chỉnh nguyện vọng" nên việc em bị điều chỉnh sang ngành học khác. Tuy nhiên, ngành học này không nằm trong dự tính của họ.
Nhìn thấy tên ngành học của con trai, bố mẹ Tiểu Trương cũng không khỏi thất vọng và khuyên con trai nên ôn thi lại.
Tiểu Trương vốn yêu thích các ngành thuộc khối kỹ thuật, trong khi ngành Quản lý thông tin và lưu trữ lại là ngành học thuộc khối khoa học xã hội. Gia đình cho rằng, ngành học này có vẻ cũng khá "kén" người học, cơ hội việc làm trong tương lai có thể sẽ bị thu hẹp.
Do đó, nam sinh và gia đình buộc phải chọn theo học ngành đã đỗ hoặc học lại. Dù chọn cách nào đi chăng nữa, họ cũng không vui vẻ.
Đây là bài học không chỉ cho Tiểu Trương mà còn cho rất nhiều thí sinh khác. Trước khi điền nguyện vọng, các em cần phải nghiên cứu kỹ để lựa chọn được ngành học phù hợp với mong muốn nhất.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật