Nan giải việc chọn nhà thầu cho 'siêu' sân bay Long Thành
Là dự án quan trọng cấp quốc gia, sân bay Long Thành mở ra cơ hội cạnh tranh với các nước trong khu vực, đưa Việt Nam thành điểm đến trên bản đồ hàng không. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây dựng nhà ga hành khách đang đặt ra thách thức lớn.
- 02-05-2023Chậm áp thuế tối thiểu toàn cầu: Nhà nước, doanh nghiệp FDI cùng 'thiệt đơn, thiệt kép'
- 02-05-2023Điều gì khiến Thái Lan lo khách Trung Quốc ‘chạy’ sang Việt Nam?
Là dự án quan trọng cấp quốc gia, sân bay Long Thành mở ra cơ hội cạnh tranh với các nước trong khu vực, đưa Việt Nam thành điểm đến trên bản đồ hàng không. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây dựng nhà ga hành khách đang đặt ra thách thức lớn.
Là dự án quan trọng cấp quốc gia, sân bay Long Thành mở ra cơ hội cạnh tranh với các nước trong khu vực, đưa Việt Nam thành điểm đến trên bản đồ hàng không. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây dựng nhà ga hành khách đang đặt ra thách thức lớn.
Nhiều nhà thầu khó đáp ứng được yêu cầu
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu đối với gói thầu số 5.10: Thi công xây dựng và lắp đặt thiệt bị công trình nhà ga hành khách của dự án thành phần 3 sân bay quốc tế Long Thành (giai đoạn 1).
Theo ACV, việc gia hạn thời gian mời thầu là để thu hút thêm các nhà thầu có năng lực tham gia đấu thầu đối với gói thầu lớn này. Trước đó, ngày 28/3 là ngày đóng thầu, sau đó, ACV gia hạn đến ngày 28/4. Tuy nhiên, việc chưa chọn được nhà thầu đáp ứng năng lực, ACV xin tiếp tục gia hạn đến ngày 12/6.
Ngày 18/4, công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành đã nêu rõ, tiến độ thực hiện các dự án thành phần chính đã chậm so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ. Do đó, cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của các chủ thể liên quan, xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước. Có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án theo mục tiêu đã được giao.
Đối với dự án thành phần 3, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương chỉ đạo đánh giá năng lực triển khai dự án của ACV, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong tổ chức đấu thầu gói thầu 5.10
Song song, theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu 5.10 để có các phương án khả thi hiệu quả nhằm lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực sự trong tháng 5/2023.
Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư là 336.630 tỷ đồng, tương đương hơn 16 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn thực hiện. Ở giai đoạn 1, dự án có quy mô vốn khoảng 110.000 tỷ đồng, gồm 4 dự án thành phần. Trong đó, đáng chú ý là dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng hàng không với gói thầu 5.10: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng.
Là dự án trọng điểm quốc gia, khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ phát triển mạnh các đường bay, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam với các nước ASEAN và thế giới, khắc phục ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất... Đồng thời, sau năm 2030 sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển châu Á và thế giới. Tuy nhiên, đến nay, việc tìm nhà thầu triển khai gói thầu 5.10 lại đang gặp khó khăn khi không có hồ sơ đáp ứng yêu cầu do yêu cầu thời gian thi công quá gấp (33 tháng). Kéo theo, việc hoàn thành giai đoạn 1 dự án vào năm 2025 như Quốc hội, Chính phủ yêu cầu là khó khả thi.
Cũng vì nguyên nhân này, đầu tháng 3, phía ACV kiến nghị kéo dài thời gian hoàn thành dự án thành phần 3 với gói thầu 5.10.
Sau khi tham khảo liên danh tư vấn thiết kế nước ngoài, ACV đề xuất thời gian thi công cho gói thầu 5.10 là 39 tháng, tăng thêm 6 tháng. ACV cho biết, thời gian thực hiện như vậy là phù hợp, tạo tính hấp dẫn, khả thi của gói thầu trong việc thu hút sự quan tâm, tham gia của các nhà thầu quốc tế có kinh nghiệm và năng lực thi công.
Trước đó, ông Đỗ Tất Bình, Phó Tổng Giám đốc ACV, Trưởng ban quản lý dự án sân bay Long Thành cho biết, việc lùi thời gian hoàn thành gói thầu này xuất phát từ lần đấu thầu đầu không thành công. Thời điểm đó, các nhà thầu tham dự có ý kiến về thời gian thực hiện 33 tháng là rất gấp gáp.
"Với dự án tầm cỡ, một số nhà thầu góp ý thời gian thực hiện 33 tháng là rất ngắn và đề nghị xem xét kéo dài. Và đề xuất lùi thời gian hoàn thành của ACV dựa trên tính toán của liên danh tư vấn với hy vọng, nhiều nhà thầu tốt, có năng lực tham gia ở lần 2 này", ông Bình cho hay.
Nói về việc không có nhà thầu nào đạt yêu cầu trong lần mở thầu đầu tiên, ông Bình cho rằng, điều kiện gói thầu đưa ra làm "khó" các nhà thầu. Ví dụ như gói thầu yêu cầu các nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công ít nhất 1 dự án cấp đặc biệt. Điều này là rất khó bởi, trong nước các công trình tương tự rất ít. Ban đầu dự án được một số nhà thầu nước ngoài quan tâm, nhưng với thời gian thực hiện trong 33 tháng được cho là quá gấp, khó khả thi nên không nộp hồ sơ.
Nêu rõ nguyên nhân lùi thời gian hoàn thành
Ngày 20/9/2022, ACV ra thông báo tổ chức mời thầu gói thầu 5.10. Đây là gói thầu hỗn hợp, hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế không qua mạng, phương thức 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ. Nội dung chính của gói thầu gồm: Thiết kế bản vẽ thi công, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, thời gian thực hiện là 990 ngày (33 tháng).
Thời gian phát hành hồ sơ mời hầu từ ngày 24/9-8/11/2022. Nhưng, hết thời gian đóng thầu ngày 8/11/2022, không hồ sơ thầu nào đáp ứng được yêu cầu. Sau đó, ACV gia hạn thêm 2 lần, cuối cùng chỉ có 1 nhà thầu gồm liên danh Conteccons, Vinaconex, Centra, Phục Hưng Holdings, REE, Hòa Bình và HAWEE.
Đến ngày 16/12/2022, ACV đã tổ chức mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu liên danh nói trên và đã có quyết định hủy gói thầu do hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự theo yêu cầu.
Như đã đề cập ở trên, với thời gian 33 tháng, một số nhà thầu cho rằng thời gian thi công quá gấp gáp, không đáp ứng được tiến độ. Do đó, ACV xin tăng thêm thời gian lên 39 tháng sau khi tham khảo của liên danh tư vấn nước ngoài.
Về việc lùi thời gian hoàn thành dự án, Bộ GTVT cũng đã lấy ý kiến các bộ ngành. Trong đó, Bộ KH&ĐT nhận thấy việc ACV xem xét, đánh giá lại tính khả thi về thời gian thực hiện gói thầu 5.10 trên cơ sở ý kiến của tư vấn, các nhà thầu, nguyên nhân, kinh nghiệm được rút ra sau khi tổ chức đấu thầu lần 1 không thành công là cần thiết.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT đề nghị ACV rà soát kỹ lưỡng quy mô, tính chất kỹ thuật, khối lượng công việc cần triển khai của gói thầu 5.10 để có cơ sở xác định thời gian khả thi nhất có thể để thực hiện gói thầu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả, đồng thời có thể thu hút được sự quan tâm, tham gia dự thầu của nhiều nhà thầu trong và ngoài nước, tăng tính cạnh tranh trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu; Tránh việc trình các cấp có thẩm quyền điều chỉnh thời gian thực hiện nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Ngày 16/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có cuộc khảo sát và làm việc tại dự án sân bay Long Thành. Phó Thủ tướng đánh giá toàn bộ dự án sân bay Long Thành đang bị chậm tiến độ. Việc chủ quan, thiếu kinh nghiệm dẫn đến phải đấu thầu nhiều lần, đây là trách nhiệm của các đơn vị liên quan, cần làm rõ để có biện pháp khắc phục.
"Sân bay Long Thành là công trình thế kỷ. Do đó, việc chọn các nhà thầu cho dự án phải là nhà thầu đã từng làm những công trình lớn, tương xứng trên thế giới", Phó Thủ tướng nói.
Sau đó, Phó Thủ tướng cũng đã có kết luận, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ACV tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội về toàn bộ quá trình triển khai thực hiện dự án, việc kéo dài thời gian thực hiện, nguyên nhân…; điều phối bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, kết nối, đồng bộ giữa các gói thầu thành phần theo đúng thiết kế và yêu cầu kỹ thuật đặc biệt là gói thầu 5.10.
ACV phải xác định đây là một dự án có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia để có phương án quản lý toàn bộ quá trình thi công, vận hành phù hợp mang lại chất lượng, tiến độ, hiệu quả đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc lựa chọn nhà thầu đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các gói thầu, dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
Nhà đầu tư