Truy thu 500 tỷ đồng thuế xăng dầu: Đừng tạo tiền lệ xấu cho doanh nghiệp
Các “ông lớn” KDXD liên tục đệ đơn phản ứng Bộ Tài chính về việc bị truy thu gần 500 tỷ đồng tiền thuế TNTX của năm 2012, trong khi báo cáo kiểm toán chỉ ra là “doanh nghiệp điện, nước, xăng dầu lãi lớn”.
Bộ Tài chính trước
“ngã ba đường”
Ngay sau khi Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính thực hiện quyết định truy
thu thuế bổ sung theo kết quả kiểm toán đối với mặt hàng xăng dầu tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập năm 2012 của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối
bao gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV
Oil), Công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Nam Việt… với tổng cộng số tiền truy
thu gần 500 tỷ đồng cho ngân sách, thì lập tức các doanh nghiệp xăng dầu đã dấy
lên một “làn sóng” phản đối.
Đa số ý kiến của doanh nghiệp cho rằng: Do không lường trước được các chi phí kinh doanh phát sinh nên làm tình hình tài chính của doanh nghiệp đã xấu còn xấu hơn. Doanh nghiệp lại đang thiếu vốn kinh doanh do ngành xăng dầu chưa hoàn toàn theo cơ chế thị trường...
Các doanh nghiệp biện minh:
Kinh doanh xăng dầu nội địa đang phải chịu lỗ lớn do thường xuyên phải thực hiện
nhiệm vụ chính trị, do vậy bị truy thu thêm thuế là điều không thể đối với “sức
khỏe” doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp không hề có lỗi. Lỗi thuộc về cơ
quan quản lý là Bộ Tài chính không linh động trong mở tờ khai thuế. Đầu tiên là
Công ty Nam Việt, sau đó đến Petec, rồi “ông lớn” Petrolimex không đồng ý với
cách hành xử truy thu thuế của Bộ Tài chính.
Ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng Giám đốc Petrolimex nói: “Tập đoàn bị truy thu 170
tỷ đồng tiền thuế. Và không biết nên đưa khoản tiền cũ của năm 2012 vào danh mục
tài chính nào của năm 2013”.
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phía Nam nói: Dù không nằm
trong số 6 doanh nghiệp bị truy thu thuế nhưng họ cũng rất bất bình với cách
tính thuế truy thu của Bộ Tài chính. “Chưa bàn đến tờ khai chuyện thuế tạm nhập
tái xuất, chỉ nói đến tờ khai mở thuế xuất nhập khẩu cũng đã đến khổ. Văn bản
thay đổi thuế suất nhập khẩu điều chỉnh giảm từ 19% về 18% đối với mặt hàng
xăng có hiệu lực từ 8.5 vừa qua. Tức là ngày 8.5 hàng cập cảng, hải quan phải mở
tờ khai mới. Nhưng phải chờ đến 2 ngày sau, thậm chí cả tuần sau tờ khai thuế mới
được điều chỉnh.
Doanh nghiệp “cậy thế”
Về phía Bộ Tài chính, cơ quan này cũng cho rằng sẽ “quyết thu toàn vẹn số tiền
469,6 tỷ đồng” này. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói với chúng tôi: Doanh
nghiệp không nên phản ứng quá tiêu cực. Theo thông lệ, mặt hàng nào chưa thu
thuế thì giờ bị truy thu là điều bình thường.
Quan điểm riêng của ông Doanh cũng cho rằng: “Không nên quá ưu ái đối với các doanh nghiệp, để tạo ra những tiền lệ xấu”. Cũng theo ông Doanh, xung quanh vấn đề này cần lật ngược lại vấn đề, các doanh nghiệp xăng dầu luôn ỷ thế độc quyền, khi làm ăn có lãi thì hưởng thụ, song hễ khó khăn là kêu than.
Một chuyên gia đề nghị giấu tên cũng cho biết, ngân sách đang hụt thu. Bộ Tài chính là cơ quan về thu chi ngân sách nên không được nương nhẹ với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vốn có nhiều ưu ái. Trong lĩnh vực xăng dầu, doanh nghiệp luôn được hậu thuẫn mỗi lần điều chỉnh giá. Lần này, Bộ Tài chính chùn bước trước doanh nghiệp, tức là tạo cớ để doanh nghiệp lấn sân, xói mòn thêm niềm tin người tiêu dùng.
Theo Phương Hà