Năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới, do đâu?
Một trong những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm là vì sao năng suất lao động Việt Nam thấp nhất thế giới, giải pháp nào cho vấn đề này.
- 01-04-2017Làm gì để nâng cao năng suất lao động?
- 22-01-2017Nhân viên Vietcombank: Năng suất lao động đạt 45,4 triệu đồng, lương nhận 26,48 triệu đồng/tháng
- 29-12-2016Năng suất lao động của Việt Nam mới chỉ bằng 4,4% của Singapore
- 10-12-2016Năng suất lao động nhiều ngành cao vì “ăn theo” tài nguyên
Sáng 18/4, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại phiên họp thứ 9 của Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thanh Hải – Đoàn Tiền Giang nêu vấn đề: Trình đồ tay nghề và năng suất lao động của người Việt Nam thuộc hàng thấp nhất khu vực và trên thế giới, trong khi đó nhu cầu có tay nghề trong xã hội lớn.
Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Với tư cách là cơ quan quản lý lao động, đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã có bài tổng kết sâu sắc vấn đề này. Tuy nhiên, trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ trưởng báo cáo thêm vấn đề này.
Theo Bộ trưởng, năng suất lao động phụ thuộc vào: lao động, vốn, và các nhân tố tổng hợp như: khoa học công nghệ công tác quản lý, quản trị…. Năng suất hiện nay là 7,9 triệu đồng/lao động. Theo giá hiện hành năm 2016, ước tính 8,4 triệu đồng/lao động. Tăng 5,31% so với năm 2015.
Nếu so với một số nước thì năng suất lao động của chúng ta thấp. Bộ trưởng cho rằng có các nguyên nhân cơ bản kìm hãm năng xuất lao động. Đầu tiên là chất lượng nguồn lao động của chúng ta thấp. Trong các nghị quyết của Đảng, báo cáo của Quốc hội đều cho thấy chất lượng giáo dục thấp, chất lượng dạy nghề thấp, chất lượng đào tạo tại vùng đồng bào thiểu số còn khó khăn.
Bên cạnh đó lực lượng lao động của chúng ta phân bố không đều tập trung vào nơi lao động năng suất thấp, chủ yếu là nông nghiệp hơn 97%. Năng suất lao động của ngành kinh tế còn thấp, trong khi nông nghiệp chỉ bằng 1/3 công nghiệp, công nghiệp chỉ bằng 1/4 dịch vụ.
Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời mất cân đối giữa cung và cầu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ chậm so với thế giới 10-20 năm. “Tôi nhấn mạnh vấn đề này với Chính phủ. Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp phải dành tỉ lệ nhất định đầu tư khoa học công nghệ”, Bộ trưởng nói.
Về giải pháp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tập trung tái cơ cấu nguồn nhân lực. “Theo chúng tôi, đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành công, tái cơ cấu kinh tế để thúc đẩy lao động. Tập trung đào tạo theo nhu cầu đặt hàng của thị trường, doanh nghiệp chứ không phải kiểu cái nhà trường có thì đào tạo mà không cần biết doanh nghiệp cần gì”.
Ngoài ra, tập trung nâng cao kỹ năng tay nghề, kỹ năng nghề. “Thực tế vừa qua rất nhiều doanh nghiệp nói rằng, kỹ năng tay nghề là một chuyện, cái nữa là kỹ năng nghề ngoại ngữ, tính kỷ luật lao động, kiến thức”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trình bày.
VOV