MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nền kinh tế số 1 thế giới công bố phát hiện chưa từng có, giàn khoan sâu 670m đụng trúng ‘siêu kho báu’, công nghệ cao vào cuộc

07-09-2024 - 11:56 AM | Kinh tế số

Phát hiện trữ lượng khí Heli khổng lồ giúp giải quyết cơn khát khí hiếm của nước Mỹ.

Nền kinh tế số 1 thế giới công bố phát hiện chưa từng có, giàn khoan sâu 670m đụng trúng ‘siêu kho báu’, công nghệ cao vào cuộc- Ảnh 1.

Mới đây, tờ Live Science cho biết, một mỏ khí Heli quy mô lớn vừa được phát hiện tại Minnesota (Mỹ) hứa hẹn sẽ là giải pháp cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí hiếm này trên toàn nước Mỹ. Khám phá này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp đang rất cần đến khí Heli.

Vào đầu năm nay, công ty khai thác tài nguyên Pulsar Helium đã phát hiện ra một mỏ khí Heli khổng lồ tại Minnesota (Mỹ). Các chuyên gia nhận định, mỏ khí này có tiềm năng giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí Heli trầm trọng cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Hoa Kỳ.

Ngày 21/8 vừa qua, công ty Pulsar Helium đã công bố kết quả đánh giá độc lập về giếng khoan Heli của họ gần Babbitt. Theo thông báo của công ty, dữ liệu thu được cho thấy triển vọng rất khả quan để tiến hành sản xuất Heli thương mại tại đây.

Công ty thăm dò tài nguyên Pulsar Helium đã xây dựng một giàn khoan nằm ngay bên ngoài Babbitt trong một khu khai thác quặng sắt được gọi là Iron Range, trải dài 175 dặm (280 km) qua phía bắc Minnesota. Giàn khoan đầu tiên được đào vào đầu tháng 2 và phát hiện ra chỉ hơn ba tuần sau đó, khi mũi khoan đạt độ sâu 2.200 feet (670 mét) vào sáng sớm ngày 28/2. Theo Thomas Abraham - James, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty, đây là một phát hiện lớn đối với thăm dò khí heli.

Kết quả đánh giá ước tính trữ lượng khí Heli có thể khai thác từ một giếng khoan duy nhất, chiếm 13% tổng diện tích đất mà Pulsar Helium sở hữu tại Minnesota. Giếng khoan này chứa khoảng 649.000 m3 khí Heli, tương đương khoảng 1% sản lượng khí Heli của Mỹ và 0.4% tổng sản lượng toàn cầu trong năm 2023. Dữ liệu này được cung cấp bởi Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Ông Thomas Abraham-James, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Pulsar Helium, cho biết: "Những ước tính khả quan như vậy từ một giếng khoan đơn lẻ và tương đối nông là động lực rất lớn cho chúng tôi trước khi tiến hành thăm dò thêm." Theo ông Abraham-James, việc thăm dò thêm khu vực này và khoan sâu hơn giếng hiện có sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm hồi tháng 6 cho thấy nồng độ khí Heli tại khu vực Minnesota lên tới 14,5%, mức cao nhất từ trước đến nay trong ngành công nghiệp khai thác khí Heli.

Giáo sư Jon Gluyas (chuyên ngành địa năng lượng, thu giữ và lưu trữ carbon tại Đại học Durham, Anh), người không tham gia vào dự án của Pulsar Helium, cho biết: "Con số đó cao một cách phi thường." Ông Gluyas cho biết thêm, nồng độ khí Heli từ 0,3% trở lên được coi là khả thi về mặt thương mại, vì vậy bất cứ điều gì "vượt quá con số đó đều là một tin thực sự tốt."

Khí Heli là loại khí được săn đón rất nhiều trên thị trường. Nó là một thành phần làm mát quan trọng trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp, bao gồm nghiên cứu khoa học, công nghệ y tế, khám phá vũ trụ và sản xuất công nghệ cao.

Dựa vào dữ liệu mới để ước tính lượng heli bên dưới bãi đất của Pulsar có thể cho kết quả không chắc chắn, nhưng Gluyas nhận định con số 5 triệu m3 ước tính dựa trên diện tích đất Pulsar sở hữu có thể không quá xa so với thể tích thực tế.

Thực tế, để thăm dò được mỏ khí Heli thì vấn đề không chỉ là khoan một lỗ, mà còn phải chứng minh các mô hình địa chất, có thể thu thập được một số dữ liệu thực sự tốt mà khám phá ban đầu không thu thập được.

Do đó, các nhà khoa học đã dùng Big Data, các hệ thống thu thập dữ liệu thời gian thực từ giếng khoan, bao gồm áp suất, nhiệt độ và lưu lượng, sau đó sử dụng phân tích dữ liệu lớn để dự đoán các thông số khoan chính xác hơn, giúp tối ưu hóa quá trình khai thác Heli.

Cùng với đó, công nghệ Digital Twin được dùng để mô phỏng số của giếng khoan và khu vực thăm dò, cho phép các nhà khoa học mô phỏng các điều kiện địa chất và tối ưu hóa kế hoạch khoan mà không cần thử nghiệm thực tế, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Đặc biệt, các thiết bị cảm biến thông minh được tích hợp trong các thiết bị khoan và đặt tại các điểm thăm dò giúp giám sát liên tục các điều kiện địa chất và tình trạng của giếng khoan, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác. Hơn nữa, các hệ thống khoan tự động và robot hỗ trợ việc khoan chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường khắc nghiệt và khó tiếp cận.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên