Nền kinh tế số 2 thế giới công bố báo cáo quan trọng, hàng loạt lĩnh vực tăng trưởng vượt kỳ vọng, hé lộ dữ liệu mới về tình hình BĐS
Trung Quốc đã khởi đầu năm mới đầy thành công khi dữ liệu công nghiệp và bán lẻ vượt kỳ vọng.
- 17-03-2024Lạm phát và hoa anh đào: Những tác động khiến việc ngắm quốc hoa của nước Nhật đang thay đổi, người dân “tính nhẩm” từng đồng
- 16-03-2024U40 nuôi mộng khởi nghiệp, tham vọng cạnh tranh với hàng loạt công ty lớn, bị từ chối 100 lần không nản: Không ngờ vài năm sau sở hữu khối tài sản 4,4 tỷ USD chỉ nhờ 1 ‘trang web’
- 16-03-2024Chủ tịch Jerome Powell tiết lộ yếu tố hàng đầu khiến lạm phát vẫn ở mức cao trong vài năm qua khiến Fed chưa thể vội vàng cắt giảm lãi suất
CNBC đưa tin, Trung Quốc vừa báo cáo dữ liệu kinh tế trong hai tháng đầu năm vượt xa dự đoán của các nhà phân tích.
Cụ thể, doanh số bán lẻ tăng 5,5%, tốt hơn mức dự báo tăng 5,2% trong cuộc thăm dò của Reuters, trong khi sản xuất công nghiệp tăng 7%, cao hơn so với ước tính là tăng trưởng 5%.
Đầu tư tài sản cố định tăng 4,2%, cao hơn dự báo 3,2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố tháng 2 là 5,3%. Doanh số bán lẻ trực tuyến của hàng hóa vật lý trong 2 tháng đầu năm tăng 14,4% so với một năm trước.
Đầu tư vào bất động sản 2 tháng đầu năm giảm 9% so với một năm trước. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng 6,3% trong khi đầu tư vào sản xuất tăng 9,4% trong cùng thời gian.
Các dữ liệu kinh tế trong tháng 1 và tháng 2 thường được kết hợp để “làm dịu đi” những khác biệt so với Tết Nguyên đán. Đây là kỳ nghỉ lễ quốc gia lớn nhất đất nước, trong đó các nhà máy và cơ sở kinh doanh vẫn đóng cửa ít nhất một tuần.
Năm nay, số lượng các chuyến du lịch nội địa và doanh thu trong kỳ nghỉ lễ đã tăng so với năm ngoái cũng như số liệu trước đại dịch từ năm 2019. Tuy nhiên, Ting Lu – nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura chỉ ra rằng “chi tiêu du lịch trung bình cho mỗi chuyến đi vẫn thấp hơn 9,5% mức trước đại dịch hồi năm 2019.”
Doanh số bán lẻ sau đại dịch không phục hồi mạnh mẽ như nhiều người mong đợi do người tiêu dùng ngày càng không chắc chắn về thu nhập trong tương lai của họ.
Các khoản vay mới trong tháng 2 không đạt kỳ vọng và giảm so với tháng trước, “ngay cả sau khi điều chỉnh theo tính thời vụ”, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo hôm thứ 6.
Các nhà phân tích nhận định: “Tâm lý tiêu dùng thấp cũng như biến động trong thị trường bất động sản có thể tiếp tục đè nặng lên việc vay mượn của các hộ gia đình. Cần nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa”.
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Pan Gongsheng cho biết hồi đầu tháng này rằng vẫn còn dư địa để cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Goldman dự kiến tỷ lệ đó sẽ giảm 25 điểm cơ bản trong quý II năm nay cũng như trong quý IV.
Bất động sản, chiếm một phần đáng kể trong tài sản hộ gia đình, đã sụt giảm trong vài năm qua. Theo phân tích của Goldman Sachs, giá bất động sản trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc trong tháng 2 đã giảm 4,5% so với tháng 1 (mức đã điều chỉnh). Goldman Sachs nói rằng con số này còn cao hơn mức giảm 3,5% trong tháng 1.
Các nhà phân tích cũng nói trong một báo cáo: “Công cụ theo dõi tần suất cao của chúng tôi cho thấy rằng khối lượng giao dịch mua nhà mới tại 30 thành phố hồi đầu tháng 3 đã giảm 53,2% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi điều chỉnh theo lịch âm”.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng không tiết lộ sự hỗ trợ mới cho lĩnh vực bất động sản trong cuộc họp Quốc hội thường niên kết thúc vào tuần trước. Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh nước này tập trung phát triển năng lực sản xuất và công nghệ.
Dữ liệu hồi đầu tháng này chỉ ra xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 đã tăng 7,1% tính theo đồng đô la Mỹ, vượt kỳ vọng tăng 1,9%. Nhập khẩu tăng 3,5% trong thời gian đó, cũng vượt dự báo tăng trưởng 1,5% của Reuters.
Tham khảo CNBC
Nhịp sống thị trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản