Nếu bạn muốn thăng tiến trong mọi công việc, hãy rèn luyện ngay 8 thói quen này
Hãy thực hiện những thay đổi nhỏ khi cần thiết nếu bạn đã sẵn sàng để thực hiện bước tiến tiếp theo trong sự nghiệp của mình!
- 10-04-2018Sau 20 năm lập công ty, đây là 9 bài học xương máu tôi đúc rút khi startup, người trẻ nên đọc để tránh đi vòng vo, mất cả cuộc đời
- 10-04-2018'Trên thế giới này, có một thứ tình yêu gọi là tình thân': Bài văn "Tôi và em trai cách nhau mười tuổi" khiến hàng triệu cư dân MXH thổn thức
- 09-04-2018Vì sao những người thông minh thường không cảm thấy hạnh phúc? Lý do sẽ khiến bạn hoàn toàn bất ngờ!
Để có bước di chuyển kế tiếp trong nấc thang sự nghiệp của bản thân, bạn không chỉ phải làm rất tốt công việc của mình mà còn phải chứng minh cho các nhà ra quyết định và các nhà lãnh đạo thấy rằng bạn đã sẵn sàng và đủ xứng đáng để có thể nhận nhiều trách nhiệm hơn. Điều này nghĩa là bạn sẽ phải luôn luôn làm việc hết mình, luôn luôn tận tâm với công việc và thậm chí nhiều hơn thế nữa.
Dưới đây là 8 thói quen của những nhân viên được thăng chức chia sẻ. Thực hiện những thay đổi nhỏ khi cần thiết nếu bạn đã sẵn sàng để thực hiện bước tiến tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
1. Thiết lập và truyền đạt các mục tiêu trong sự nghiệp
Trước khi bắt đầu một năm làm việc mới, hãy ngồi xuống với ông chủ của bạn, thảo luận và thiết lập về các mục tiêu trong sự nghiệp của mình. Hãy cởi mở với những dự định của bản thân và cho họ thấy bạn có thể làm được gì sau sáu tháng hoặc một năm. Một ông chủ tốt sẽ ủng hộ bạn và giúp bạn đạt được những mục tiêu này bằng cách tạo cho bạn cơ hội để phát triển.
Nhưng một điều quan trọng cần phải nhớ là bạn không thể công bố với ông chủ những kế hoạch liên quan đến "nhảy việc" hoặc bạn muốn tiếp nhận vị trí của ông chủ, bạn sẽ ngay lập tức bị liệt vào danh sách đen của họ. Thay vào đó, hãy suy nghĩ lớn hơn, rộng hơn và sẵn sàng thảo luận về cách mà bạn nghĩ rằng sếp có thể giúp đỡ mình.
2. Sẵn sàng hợp tác
Ông chủ không thích khi nhân viên của mình chỉ tập trung vào cái "tôi" hơn là "chúng tôi". Họ muốn nhân viên trong một đội phải luôn tận tâm để mang đến những điều tốt đẹp hơn cho cả đội, điều này cuối cùng sẽ đem lại lợi ích cho công ty.
"Một nhân viên tốt sẽ tình nguyện nỗ lực làm việc trước khi được yêu cầu, họ tình nguyện nhận nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm hơn, không chỉ vì những phần thưởng ngay trước mắt mà đơn giản là họ muốn vượt lên trên và sẽ là ứng viên đầu tiên được ông chủ nghĩ đến khi ra quyết định thăng chức" – bài học được trích dẫn từ cuốn sách "Làm thế nào để được thăng tiến".
3. Hãy biến mình trở thành một người không thể thiếu
Làm thế nào bạn có thể khiến mình thành một thành viên không thể thiếu, không thể thay thế được trong nhóm? Có một cách đó là bạn phải trở thành một người đáng tin cậy trong nhóm, có khả năng giải quyết khi phát sinh vấn đề. Những người ở vị trí như thế này không chỉ được các đồng nghiệp tin cậy mà còn được các nhà lãnh đạo "săn lùng" bởi vì họ thực sự là những người nổi bật và là những người mà mọi người luôn luôn tìm kiếm.
4. Luôn luôn học tập
Cho ông chủ của bạn thấy rằng bạn sẵn sàng cải thiện và phát triển các kỹ năng của mình bằng cách tìm kiếm các cơ hội học tập, cả trong văn phòng lẫn bên ngoài công ty. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải lấy bằng thạc sĩ hay tiến sỹ, trừ khi nó thực sự liên quan đến công việc của bạn. Thay vào đó, bạn có thể ghi danh vào một hội thảo trên web mỗi tháng, sử dụng tiền của riêng bạn để tham dự các hội nghị này. Điều này cho thấy bạn nghiêm túc với công việc, sự nghiệp của mình, không phải chờ ai đó, dựa vào ai đó để đưa bạn đến nơi bạn muốn đi.
5. Ghi lại những thành công của bạn
Khi được đề nghị thăng cấp, lãnh đạo sẽ muốn biết bạn mang được những lợi ích gì đến doanh nghiệp của họ. Thay vào việc cố gắng suy nghĩ lại tất cả những gì bạn đã hoàn thành, thì hãy xây dựng danh mục "đạt được" trong suốt cả năm của bạn. Sau khi bạn đã hoàn thành một dự án quan trọng hoặc đạt được kỷ lục bán hàng tháng, hãy ghi lại nó. Việc theo dõi này cho thấy bạn đã thành công và cải tiến, mang lại lợi nhuận cho công ty.
6. Đừng sợ nhận trách nhiệm, hãy thể hiện tiềm năng lãnh đạo của bạn
Bạn có thể hiện được niềm đam mê, sự đáng tin cậy, quyết đoán cũng như tự tin, sẵn sàng nhận trách nhiệm trong công việc không? Những kỹ năng mà các nhà lãnh đạo mới có này sẽ rất cần thiết cho việc thăng tiến của bạn. Không nên tham gia vào những "chiêu trò" trong công ty hay phát triển những thói quen xấu như đi muộn hay không hoàn thành deadline. Các nhà lãnh đạo phải là những tấm gương cho nhân viên của mình học tập và noi theo. Nếu không có những kỹ năng này, bạn sẽ rất khó để nhận được một sự cân nhắc thăng chức từ ban quản lý.
7. Thiết lập mạng lưới quan hệ với mọi người
Tận dụng mọi cơ hội từ các mối quan hệ mà bạn có, ngay cả khi đó là với các đồng nghiệp mới vào bữa trưa chẳng hạn. Thiết lập một mạng lưới các mối quan hệ với những người trong công ty của bạn và bạn có thể tìm kiếm những người có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ bạn ngay bây giờ và cả trong tương lai. Đây cũng là cơ hội để bạn quảng bá bản thân và các kỹ năng của mình, cơ hội được thăng cấp sẽ càng gần bạn hơn.
8. Trở thành một nhân viên hết mình với công việc
Việc tham gia đóng góp vào cuộc họp còn quan trọng hơn là chú ý và ghi chép lại cuộc họp – mặc dù cả hai việc này đều rất quan trọng. Nó có nghĩa rằng bạn phải trở thành một thành viên tích cực của tổ chức, tham dự mọi buổi "Lunch and Learn" tùy chọn (chương trình nhằm tận dụng giờ ăn trưa thành những buổi trao đổi kiến thức, kinh nghiệm ngắn gọn, không nặng hình thức mà tập trung vào hiệu quả), hoặc đưa ra những ý tưởng mới để chia sẻ thành công tại nơi làm việc. Điều này cho thấy sự gắn kết của bạn với công ty cúng như sự thành công của đồng nghiệp.
Việc thăng tiến chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng - nó cần thời gian, sự học hỏi và cống hiến của bản thân cho công việc. Quản lý thành công con đường sự nghiệp của bạn bằng cách sử dụng 8 mẹo này, bạn sẽ nhận được cơ hội thăng tiến mà bản thân vẫn luôn mong đợi.
CNBC