Nếu bạn vẫn làm những việc này hàng ngày thì đừng hỏi tại sao bị sâu răng, viêm lợi
Không ít người thắc mắc tại sao đánh răng hàng ngày nhưng vẫn bị sâu răng, ố vàng, viêm lợi? Đây là câu trả lời cho những thói quen vô tình khiến răng bạn ngày càng xấu xí.
- 13-09-2017Thói quen uống thuốc hạ sốt kiểu này khiến bạn không thể khỏi bệnh mà còn gây tổn thương gan nặng
- 09-09-2017Cảnh báo: Bị đau răng chần chừ không đi khám, đến khi không chịu được thì đã hoại tử hàm
- 16-08-2017Công thức trị sâu răng “thần thánh” từ nguyên liệu bếp nhà nào cũng có: Đơn giản và an toàn tuyệt đối
Các thực phẩm và đồ uống, cũng như các thói quen hàng ngày có thể gây ra mảng bám, gây tổn hại nghiêm trọng cho răng. Mảng bám là tổ hợp của màng vi khuẩn có thể gây ra bệnh nướu răng và sâu răng. Sau khi bạn ăn một bữa ăn nhẹ hoặc đồ ăn ngọt, đường có thể gây ra vi khuẩn giải phóng các axit tấn công men răng, dẫn đến sâu răng.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), sâu răng là bệnh mãn tính phổ biến nhất đối với nhóm người trong độ tuổi từ 6 đến 19 tuổi. Sâu răng có thể dẫn đến các biến chứng như đau buốt, sưng và áp xe răng.
Ăn các thực phẩm có hại cho răng
Ngoài việc đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa , khám nha sĩ định kỳ, bạn nên cố gắng hạn chế các thực phẩm dưới đây để tránh tác động xấu đến răng.
1. Kẹo dẻo. Không có gì ngạc nhiên với thông tin kẹo không hề tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, loại kẹo dẻo có vị chua chứa nhiều axit và dễ bám dính trên răng.
2. Bánh mì. Khi bạn nhai bánh mì, nước bọt sẽ tiết ra enzyme phá vỡ tinh bột thành đường. Khi các mảng bánh mì bị vỡ ra, tinh bột sẽ dính vào các khe răng, đường trong tinh bột có thể gây sâu răng.
3. Rượu. Chúng ta đều biết đều biết rằng, rượu không chỉ gây hại đến răng miệng mà còn tác động xấu đến toàn bộ cơ thể. Khi uống rượu, miệng trở nên bị khô do thiếu nước bọt. Trong khi miệng cần đủ độ ẩm để giữ răng khỏe mạnh.
Nước bọt giúp ngăn ngừa thức ăn dính vào răng và rửa trôi thức ăn đi vào hệ tiêu hóa. Thâm chí, nó còn giúp chữa lành các dấu hiệu sớm của bệnh sâu răng, bệnh nướu răng và các bệnh nhiễm trùng đường miệng khác. Để giữ cho cơ chế tiết nước bọt luôn đảm bảo, hãy uống thật nhiều nước và hạn chế các loại đồ uống có cồn.
4. Nước giải khát có ga. Tất cả chúng ta đều biết rằng, các loại đồ uống có ga như soda, kể cả loại dành cho ăn kiêng có thể ảnh hưởng xấu đến răng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, uống một lượng lớn đồ uống có ga có thể làm hỏng men răng của bạn.
Đồ uống có ga kích thích các mảng bám tạo ra nhiều axit hơn để tấn công men răng. Ngoài ra, đồ uống có ga còn làm khô miệng, giảm khả năng tiết nước bọt. Nghiêm trọng hơn, màu nước có ga sẫm màu có thể làm đổi màu răng.
5. Nhai đá lạnh. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Nhai đá lạnh có thể làm hỏng men răng, gây yếu răng, thậm chí gây sứt mẻ răng. Bạn có thể dùng đá làm lạnh đồ uống nhưng tuyệt đối không nhai đá lạnh.
6. Các loại trái cây có múi. Cam, bưởi, chanh là những loại trái cây chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng axit của chúng có thể ăn mòn men răng, làm cho răng dễ bị phá hủy, ngay cả khi bạn đã pha loãng nước chanh vào nước.
Nếu bạn muốn bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa từ các thực phẩm này, hãy xúc miệng sau khi sử dụng.
7. Khoai tây chíp. Khoai tây chíp là món ăn vặt ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, tin xấu là khoai tây chíp chứa nhiều tinh bột có thể chuyển hóa thành đường, có thể bị mắt kẹt giữa các kẽ răng và gây ra các mảng bám.
8. Trái cây khô. Trái cây khô là sự lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, nhiều trái cây khô như mơ, mận, quả sung và nho khô dễ bị mắc kẹt và bám vào răng, nguy hiểm hơn khi các loại thực phẩm này chứa rất nhiều đường.
Nếu bạn thích ăn trái cây khô, sau khi ăn hãy đánh răng, dùng chỉ nha khoa và xúc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Thói quen không ngờ phá hủy răng của bạn
Ngoài việc ăn các thực phẩm không tốt, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), các thói quen sau cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng
- Cắn móng tay. Thói quen này có thể ảnh hưởng đến răng và hàm của bạn. TS Ruchi Sahota thuộc Hiệp hội Nha khoa Hoa kỳ cho biết, hành động cắn móng tay liên tục có thể gây áp lực lên hàm, gây rối loạn hàm.
- Đánh răng quá mạnh, quá lâu. Đánh răng 2 phút mỗi lần, 2 lần/ngày là một nguyên tắc mà các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện, chỉ cần chắc chắn rằng áp lực chà lên răng không có lớn.
Tiến sĩ Matthew Messina thuộc ADA cho biết, đánh răng bằng bàn chải quá cứng hoặc gây áp lực lớn lên răng có thể làm hỏng răng và viêm lợi.
- Dùng răng thay các công cụ. Răng có chức năng chính nhai thức ăn chứ không phải là cái kéo, cái kìm để cắn các vật cứng. Khi thực hiện các hành động này, bạn đang đặt mình vào nguy cơ bị gãy, vỡ răng cao hơn, thậm chí có thể làm tổn thương hàm hoặc vô tình nuốt phải dị vật cứng.
*Theo Mouthhealthy/Healthline
Trí thức trẻ