Nếu FED không cắt giảm lãi suất trong năm nay, 3 tài sản này có thể sẽ biến động: Bên thăng hoa, bên gánh thêm áp lực
Do một loạt các dữ liệu kinh tế nóng hổi của tháng 1, một số nhà đầu tư đã bắt đầu đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu FED không cắt giảm lãi suất trong năm nay?
- 19-02-2024Nhận cuộc gọi khẩn thông báo có lệnh bắt giữ, nhà báo mất ngay 1,2 tỷ đồng tiền trong tài khoản, nức nở chia sẻ với cộng đồng mạng: ‘Tôi ước mình làm điều này ngay từ đầu’
- 19-02-2024Ngồi không kiếm hơn 240 triệu/năm từ thu nhập thụ động không khó: Đây được cho là 3 cổ phiếu tiềm năng vừa an toàn lại sinh lời cao
- 19-02-2024FED có lý do 'vững vàng' để giữ lãi suất cao trong thời gian dài thay vì cắt giảm ngay như thị trường mong ngóng, vì sao?
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có cắt giảm lãi suất hay không đã trở thành chủ đề chính trong năm 2024. Do một loạt các dữ liệu kinh tế nóng hổi của tháng 1, FED đã phải cảnh giác. Một số thị trường đã bắt đầu đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu FED không cắt giảm lãi suất trong năm nay?
“Cần thêm niềm tin” là câu cửa miệng mà Chủ tịch FED Jerome Powell đã lặp đi lặp lại. Đồng thời, ông vẫn xác định rõ mục tiêu của ngân hàng trung ương là đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.
Mức tăng trưởng GDP 3,3% trong quý 4/2023, số việc làm mới tháng 1 tăng 353.000 và lạm phát tháng 1 ở mức 3,1% là những dữ liệu gây nhiễu cho chính sách của FED. Điều này khiến thị trường hụt hẫng trong khi đang mong đợi lãi suất giảm.
Nhiều người bắt đầu thắc mắc về những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu Chủ tịch FED và các quan chức không cắt giảm lãi suất, hoặc ít nhất là họ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn dự đoán của thị trường.
Cổ phiếu vẫn tăng nhưng trái phiếu bị ảnh hưởng
Các nhà phân tích của ngân hàng Bank of America (BofA) mới đây cho biết, các cổ phiếu S&P 500 vẫn ở vị thế thuận lợi, bất kể động thái sắp tới của FED ra sao.
Họ cho rằng cổ phiếu sẽ có lợi nhuận cao trong năm nay, không phải vì những gì FED sẽ làm trong năm 2024, mà vì những gì cơ quan này đã đạt được từ tháng 3/2022.
Các chuyên gia thị trường khác cũng đồng tình với quan điểm này. Họ chỉ ra rằng chu kỳ kinh doanh sẽ thúc đẩy đà tăng giá chứng khoán, cho dù chính sách có thay đổi ra sao.
Nhà kinh tế học David Rosenberg, người sáng lập Rosenberg Research, cho biết: “Người xưa có câu ‘thằng chột làm vua xứ mù’. Vì vậy, theo nghĩa bóng, những lĩnh vực hoạt động tốt trong môi trường này có thể là chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu”.
Đối với trái phiếu, lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn lại là một câu chuyện khác.
Ông Rosenberg cho biết lợi suất trái phiếu kho bạc dài hạn có liên quan 90% đến chính sách tiền tệ. Các nhà đầu tư có thể chứng kiến trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên tới 4,7%, gần mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Các nhà phân tích của BofA và nhà kinh tế học Rosenberg cùng cho rằng việc duy trì lãi suất cao gây ra rủi ro giảm giá đối với cổ phiếu ngân hàng.
Một điều khiến các nhà đầu tư phải cảnh giác là việc các ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu có lợi suất thấp. Các nhà phân tích cho biết những trái phiếu mang lại lợi nhuận thấp này không thể bù đắp chi phí huy động vốn cao của ngân hàng trong môi trường lãi suất cao, tạo ra rủi ro "tiêu cực".
Bất động sản gánh thêm áp lực
Một lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến dịch tăng lãi suất của FED là bất động sản thương mại. Việc cắt giảm lãi suất càng chậm trễ, nỗi đau trong lĩnh vực này càng kéo dài.
Các chủ sở hữu bất động sản thương mại sẽ đối mặt với một loạt khoản nợ đáo hạn trong năm nay. Hơn thế nữa, họ có thể sẽ phải trả nợ lãi cao, trong khi định giá tài sản sụt giảm. Đặc biệt, lĩnh vực văn phòng đang trong tình trạng khó khăn khi nhiều lao động vẫn lựa chọn làm việc từ xa. Điều này khiến giá trị tài sản sụt giảm. Tháng trước, tỷ phú bất động sản Barry Sternlicht cho biết thị trường văn phòng có thể lỗ 1.000 tỷ USD.
BofA cho biết lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn có thể làm tăng thêm lo ngại về rủi ro tín dụng, xuất phát từ việc định giá lại khoản vay bất động sản thương mại. Chi phí đi vay tăng cao tạo ra rào cản cho các chủ sở hữu tài sản trong việc trả nợ. Các nhà đầu tư cũng lo lắng đến tình hình của các ngân hàng tiếp xúc quá nhiều với bất động sản như New York Community Bank.
Đối với thị trường nhà ở, nếu lãi suất không giảm, thị trường sẽ tiếp tục đóng băng. Năm nay có thể sẽ lặp lại tình trạng y như năm ngoái, khi mà số lượng nhà sẵn có thấp kỷ lục và doanh số chạm đáy kể từ năm 1995 đến nay.
Rosenberg cho biết: “Thị trường bất động sản sẽ bị ảnh hưởng khi FED không cắt giảm lãi suất”.
Khả năng cắt giảm lãi suất trong năm 2024
Lùi một bước, các nhà đầu tư có thể đang cân nhắc đến kịch bản ngân hàng trung ương không điều chỉnh lãi suất trong năm nay.
Liên quan đến lạm phát và thị trường lao động, các nhà phân tích của Deutsche Bank trong tuần cho biết lạm phát ở mức trên 2,7%, cùng với tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, có thể khiến FED trở nên diều hâu hơn. Và dữ liệu như đã nhắc đến ở trên đang phản ảnh đúng kịch bản này.
Tuy nhiên, nhà kinh tế học Rosenberg cho rằng nền kinh tế Mỹ năm 2024 sẽ không quá nóng. Ông nói, thị trường có thể chịu được lãi suất cao khi nền kinh tế đang phát triển. Nhưng việc duy trì lãi suất cao nhằm kiềm chế lạm phát sẽ gây thêm nhiều rối loạn.
Theo BI
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Mỹ sắp công bố dữ liệu lạm phát cuối cùng cho cuộc họp chính sách tuần sau: Fed có thể ‘quay xe’ dừng cắt giảm lãi suất nếu con số này tăng bất ngờ
- Biên bản cuộc họp Fed tháng 11 được công bố: Quan chức ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất nhưng ‘lặng thinh’ về quyết định tháng sau
- Thước đo lạm phát then chốt sắp được công bố trong tuần này: Fed liệu có tạm hoãn cắt giảm lãi suất?
- Fed quyết định ra sao với lãi suất vào năm 2025: 2 yếu tố này quyết định tất cả
- Chủ tịch Jerome Powell dội gáo nước lạnh vào khả năng cắt giảm lãi suất tháng 12: ‘Fed không cần vội vàng’