MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu không muốn bị ngộ độc, tuyệt đối đừng hâm nóng lại những thực phẩm này

06-04-2017 - 19:20 PM | Sống

Làm nóng lại các loại thực phẩm như cần tây có thể làm sản sinh ra chất nitrit, chất có thể gây ung thư.

Nhiều người có thói quen bảo quản thực phẩm thừa vào tủ lạnh để hâm nóng dùng lại. Mặc dù đây là thói quen tốt, tránh lãng phí nhưng không thể áp dụng với mọi thực phẩm vì có một số loại có thể sẽ bị biến chất, gây ra ngộ độc.

Cần tây

Cần tây là loại thực phẩm có chứa lượng nitrat khá lớn. Chính vì thế khi hâm nóng lại ở nhiệt độ cao, nitrat sẽ có phản ứng nhiệt chuyển hóa thành nitrit – chất có khả năng gây ra ung thư.

Nấm

Nấm là thực phẩm dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc nhất nếu cất giữ trong tủ lạnh quá 24 giờ đồng hồ và hâm nóng lại ở nhiệt độ cao. Khi phản ứng với nhiệt độ cao, cấu trúc protein trong nấm sẽ bị phá vỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch.

Khoai tây

Một loại vi khuẩn mang tên Clostridium bltulinum có thể tồn tại trong khoai tây gây ngộ độc thực phẩm nếu khoai tây không được làm lạnh sau khi nấu chín. Thậm chí, loại vi khuẩn này còn là nguyên nhân gây ra bệnh bại liệt, uốn ván đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cơm nguội

Ngay cả cơm nguội không được bảo quản đúng cách cũng dễ dàng khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Trong cơm nguội có chứa vi khuẩn bacillus cereus sẽ dẫn đến các hội chứng ngộ độc nhẹ như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.


Cơm nguội được bảo quản với nhiệt độ phòng có thể là nguồn dinh dưỡng để bảo từ vi khuẩn phát triển.

Cơm nguội được bảo quản với nhiệt độ phòng có thể là nguồn dinh dưỡng để bảo từ vi khuẩn phát triển.

Tiến sĩ Benjamin Chapman, chuyên gia an toàn thực phẩm thuộc đại học Bắc Carolina cho biết bào tử vi khuẩn là mầm mống gây bệnh khá phổ biến trong cơm và gạo sấy khi không được bảo quản đúng cách. Bào tử vi khuẩn có thể sống sót cả khi được nấu chín và sinh sôi nảy nở trong môi trường nhiệt độ phòng.

Chính vì thế, gạo đã nấu chín (cơm) cần được bảo quản trong tủ lạnh để loại bỏ nguy cơ bào tử vi khuẩn sinh sôi. Nghiên cứu của tập chí Dịch tễ học và nhiễm trùng cũng khuyến cáo cơm nguội nếu muốn dùng lại nên được giữ nóng ở mức nhiệt trên 63 độ C. Hoặc làm nguội nhanh rồi bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ.

Tuyệt đối không được bảo quản gạo nấu chín hoặc nướng trong điều kiện nhiệt độ 15 – 50 độ C. Đây là điều kiện nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, một số loại gạo chứa giấm như gạo suhi có tính axit nên sẽ an toàn khi bảo quản với nhiệt độ phòng.

Trứng luộc

Khi bảo quản trứng luộc trong tủ lạnh cần phải đun nóng trứng lại ngay trong khoảng thời gian không quá 2 giờ đồng hồ. Bởi vì, sau thời gian đó vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh. Hơn nữa, nếu trứng không được đun nóng đủ thời gian thì cũng có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm.

Thịt gà

Cấu trúc protein trong thịt gà sẽ thay đổi hoàn toàn nếu hâm nóng thịt đã được bảo quản trong tủ lạnh. Muốn ăn thịt gà nóng thì sau khi bỏ ra ngoài tủ lạnh cần nấu với nhiệt độ rất cao hoặc đun cách thủy để tránh gặp phải các vấn đề đường ruột.

Nguyễn Nguyễn

Daily Mail

Trở lên trên