Nếu từng nghĩ quẩn vì thua lỗ chứng khoán, hãy đọc những dòng tâm sự này của tôi...
Tôi xin kể cho các bạn nghe về một câu chuyện về nghề môi giới chứng khoán của tôi, khi tôi vừa mới bước vào thế giới đầy sóng gió này, về một thứ hạnh phúc trong cuộc chiến cam go, đó là tình người, là biết tự đứng đậy sau vấp ngã.
- 17-03-2016Bạn không thể mê mà không yêu, yêu mà không hiểu. Nghề môi giới chứng khoán cũng vậy!
- 06-03-2016Nghề môi giới chứng khoán- sai 1 ly đi cả tỷ
- 28-02-2016"Từ bỏ Nghề môi giới chứng khoán, tôi được rất nhiều và không mất gì cả"
- 26-02-2016Nghề môi giới BĐS: Làm sao để thành công?
Cuộc thi viết về Nghề môi giới chứng khoán tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ của những người môi giới-những người đã, đang lăn lộn với nghề với hàng loạt niềm vui, nỗi buồn, thậm chí, buồn đến cùng cực.
Chúng tôi-Trang tin tài chính, chứng khoán CafeF-gửi đến độc giả bài chia sẻ của một người môi giới. Người mà-vì ngàn lý do-đã từng thất bại và, chỉ nhờ một lý do duy nhất-Tình người-mà đứng dậy cùng nỗi đau.
...Tôi khi đó mới là một môi giới chân ướt chân ráo bước vào thị trường chưa lâu nhưng đã sớm đón nhận thất bại quá lớn. Đó là một ngày, khi đa số nhà đầu tư ở Việt Nam sung sướng với số tiền cao chót vót mình kiếm được thì bỗng nhiên điểm số VN-Index lao dốc. Nó không để cho nhà đầu tư có cơ hội nghỉ ngơi, nó như một cơn sóng thần cuốn phăng bao tài sản, của cải, nó giống một ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt, giống như cơn bão có sức phá hoại kinh hoàng.
Tôi ngồi đó, không tin nổi vào mắt mình, bao nhiêu thành quả trong mấy năm bỗng tan thành mây khói. Lúc đó. tôi chỉ ước cho mình không tham lam quá mà đi margin cao vút, để rồi tôi đã trắng tay, đã thất bại. tiền đầu tư đó không chỉ của riêng tôi mà còn là tiền của anh em, bạn bè, họ hàng, là tiền mồ hôi công sức của biết bao người thân thiết, người có ơn với tôi. vì tin tưởng vào “tài năng” dự báo của tôi mà họ đã đem những đồng tiền chắt chiu để hy vọng vào một tương lai tươi sáng, đổi đời.
Khi đó, tôi tự trách vào bản thân mình ghê gớm, tôi đã quá tự mãn vào tài năng của mình, mà thực chất tôi không có cái tài năng đó. tôi đã thất bại, thất bại một cách đau đớn, đau hơn tất cả những cú sốc khác mà tôi đã gặp trong đời. Đó thực sự là nỗi hổ thẹn, là sự xấu hổ lớn lao khi mà tôi, lúc đó đã “tam thập nhi lập” mà không kiếm nổi một đồng cắc nào ngoài cái việc chìa tay ra xin xỏ tiền của bố mẹ. Nói gì thì nói, cho dù đã rất cố gắng nhưng tôi đã không thể chiến thắng bản thân mình, đã không thể làm được một điều gì đó ngoài việc tham lam, margin rất cao để rồi cuối cùng thua đau.
Lúc đó, tôi đã thật sự gục ngã, đã khóc thật to như chưa hề được khóc, đã ôm mặt xấu hổ giữa hàng trăm ánh mắt nhìn vào, đã định ra sông Hồng nhảy xuống cho chấm dứt cuộc đời. Tôi chỉ cảm thấy rằng mình nên chết đi vì mình không có cả trí tuệ lẫn sự may mắn.
Nhưng không, đời không cho tôi chết, đời vẫn còn chút thương xót đối với người thất bại như tôi. tôi đã không còn gì cả, tiền cũng không, địa vị cũng không nhưng tôi lại có một thứ khác, đó là tình thương giữa người với người.
Biết tôi thất bại, anh em bạn bè không những không chửi rủa, trách móc tôi mà họ đã an ủi, động viên tôi để tôi có đủ dũng khí bước tiếp và cuộc chiến cam go đó, đã biến tôi trở thành một con người lạc quan, tự tin vào bản thân hơn. Đó thực sự là liều thuốc bổ, là niềm động viên lớn lao để một con người đã từng thất bại như tôi tự tin bước tiếp.
Tôi còn nhớ rõ cái ôm, cái bắt tay trong “bữa ăn thất bại” đêm hôm đó. Người anh họ là dân lao động, người đã từng đưa số tiền kiếm được cả năm để cho tôi thỏa ước vọng được là một “nhà chiến thuật” trên sàn giao dịch. Anh đã không trách móc gì tôi khi nghe tin tiền đầu tư đã thua lỗ hết mà lại động viên tôi “thắng bại là chuyện thường tình trong kinh doanh. Anh tuy là dân lao động ít học nhưng anh cũng hiểu điều đó. Chú không phải lo lắng, chỉ cần cố gắng phục thù lại lần sau”. Câu nói đó làm tôi bừng tỉnh, nhận ra rằng thua một lần không phải là tất cả, thất bại một lần không phải là kết thúc cả cuộc đời. Tôi chạm cốc với anh, vừa xấu hổ nhưng cũng từ đó tôi nung nấu quyết tâm phục thù.
Tôi vẫn nhớ cái tát của người chú làm nghề xe ôm, khi tôi trở về nhà thất thểu, tuyệt vọng. Khi biết tôi có ý định tự tử vì thua lỗ trên sàn chứng khoán. Chú đã không ngần ngại tát cho tôi để tôi tỉnh ra, để tôi tạm quên đi ý định kết thúc cuộc đời. Mặc dù tôi đã làm mất tất cả số tiền mồ hôi nước mắt chú kiếm được trong nhiều năm làm nghề xe ôm, nhưng chú đã tha thứ cho tôi. chú nói, mất số tiền đó chú cũng rất tiếc vì đó là số tiền rất lớn đối với chú, nhưng không vì thế mà chú giận tôi. Chú còn bảo, chú biết tôi từ bé đã là người thông minh, là người không dễ bỏ cuộc nên chú vẫn tiếp tục đặt niềm tin ở tôi cho dù tôi đã thất bại. Chú động viên tôi không bỏ cuộc, tiếp tục phát huy sở trường và kinh nghiệm của mình để “lấy lại tiền thiên hạ”.
Tôi đã vô cùng xúc động khi nhận được sự quan tâm chân thành của những người thân thiết, những người lẽ ra đã phải rất giận tôi vì tôi đã làm mất tiền của họ. Đó là sự thức tỉnh và cũng là động lực để tôi quyết chí phục thù trên sàn chứng khoán khốc liệt. Tôi đã thay đổi, đã trở thành một con người khác, đã lột xác trở thành một môi giới biết đứng dậy sau khi vấp ngã để làm lại từ đầu trên bảng giao dịch.
Tôi tiếp tục làm cái việc liều lĩnh là kêu gọi thêm tiền. Khỏi phải nói tôi đã gặp nhiều phản đối như thế nào. Vài người tuy vẫn tin vào khả năng của tôi nhưng họ không còn tiền để cho tôi vay, một số người kiên quyết phản đối khi biết tôi thất bại, những người khác thì tỏ ra coi thường, thậm chí còn cười thầm, nói xấu tôi với người khác: “Thằng tinh tướng, đã lỗ chổng vó như thế còn muốn đâm đầu vào tiếp à”. Nghe những câu nói đó, tôi thoáng buồn vì họ cũng có phần đúng, tuy nhiên tôi không thể làm người hèn kém nữa. Tôi tìm thêm được vài tài khoản mới, góp được một ít tiền và lại nhảy vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên sàn giao dịch.
Lần này, tôi không vội vàng tư vấn như trước mà cố gắng theo dõi sát tình hình, phân tích cụ thể, kỹ càng từng mã cổ phiếu định đầu tư rồi mới ra quyết định. Tôi kết hợp cả phân tích tình hình hoạt động của công ty một cách cụ thể, vừa cố gắng theo dõi kỹ báo cáo tài chính của họ để biết công ty đó có thực sự làm ăn tốt hay không. Tôi cũng rút kinh nghiệm từ lần thất bại trước là không bao giờ bị cuốn theo suy nghĩ của đám đông. Khi nghe nói có sóng ở cố phiếu nào, tôi cũng cố gắng giữ bình tĩnh và không vội vàng giục khách hàng đặt lệnh ngay, thay vào đó, tôi theo dõi sát các biến động của thị trường, xem sóng đó có thật hay không, và từ tin tức gì, có đáng để tin cậy không. tôi đã vài lần thoát hiểm từ những phân tích cụ thể, kỹ càng đó và tôi đã tự tin hơn vào khả năng phán đoán, phân tích của mình.
Vô tình, tôi đã làm đúng theo lời khuyên của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, đó là “hãy tham lam khi người khác sợ hãi”. Điều đó không hẳn là quá chính xác đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi chúng ta vẫn phụ thuộc vào số đông và tâm lý bầy đàn. Tuy nhiên, điều ngược lại với câu nói của Warren Buffett thì tôi lại áp dụng khá thành công, tức là “tôi sợ hãi khi thấy quá nhiều người tham lam”. tôi đã cảm nhận khá chính xác những lần sóng giả, những lần mà các nhà đầu tư nhỏ đổ xô đi mua một penny-chip nào đó, trong những lần đó, tôi đều đặt niềm tin vào một cố phiếu lớn, làm ăn ổn định để tránh bão cho tới khi đủ cảm nhận thấy một con sóng nào đó, tôi sẽ khuyên khách hàng rút bớt tiền để đánh chiếm những mục tiêu chiến lược tôi đã nghiên cứu kỹ từ lâu.
Cho đến khi thị trường đã trải qua không ít thăng trầm, tôi cũng đã có không ít thất bại nhưng dần dân những lần mắc sai lầm của tôi đã giảm đi và sai lầm ít nghiêm trọng hơn. Đó là cả một quá trình tập luyện, đúc rút kinh nghiệm của một môi giới mới chập chững bước vào thị trường, đã được nếm mùi thất bại cay đắng, đã biết đứng dậy để không phụ niềm tin của những người thân yêu. Đó thực sự là trải nghiệm vô cùng cảm xúc trong cuộc đời của một con người tôi.
Bài viết đóng góp cho Cuộc thi viết Nghề môi giới chứng khoán xin gửi về email: Huongnguyenthithanh@vccorp.vn
Trí Thức Trẻ
- Đắng lòng nghề môi giới: Đặt lệnh nhầm
- Tôi không nhận ra sự bình yên giả tạo trước khi cơn bão bán tháo chứng khoán ập đến
- Nghề môi giới: Đừng nghĩ rằng mở xong tài khoản là thành nhà đầu tư!
- Nghề môi giới: Tôi đã từng dùng võ say để kiếm khách chơi chứng khoán thế nào
- Bạn không thể mê mà không yêu, yêu mà không hiểu. Nghề môi giới chứng khoán cũng vậy!